|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Doanh nghiệp tư nhân đối mặt với gánh nặng chồng chất

22:00 | 22/06/2017
Chia sẻ
Doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng chồng chất và không đủ năng lực tài chính cho các khoản đầu tư giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động. Đó là nhận định của các quan chức và chuyên gia tại Diễn đàn Phát triển doanh nghiệp Việt Nam 2017 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Tạp chí Kinh tế và Dự báo tổ chức ngày 22-6.
doanh nghiep tu nhan doi mat voi ganh nang chong chat
Các đại biểu tại Diễn đàn Phát triển doanh nghiệp Việt Nam 2017. Ảnh TH

Doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng chồng chất và không đủ năng lực tài chính cho các khoản đầu tư giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động. Đó là nhận định của các quan chức và chuyên gia tại Diễn đàn Phát triển doanh nghiệp Việt Nam 2017 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Tạp chí Kinh tế và Dự báo tổ chức ngày 22/6.

Cục trưởng Cục phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hồ Sỹ Hùng cho biết, chi phí chính thức đang là gánh nặng lớn với khu vực này. Theo Báo cáo khảo sát của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) năm 2016, tốc độ tăng lương tối thiểu thời gian qua từ 8 -12%, cao hơn nhiều so tốc độ tăng năng suất lao động 4-5%. Bên cạnh đó, mức đóng bảo hiểm 22% lương tháng ở Việt Nam là cao hơn nhiều so với 13% của Malaysia, và 10% của Philippines.

Tỷ suất lợi nhuận của khu vực doanh nghiệp tư nhân còn rất thấp, chỉ 1,72% trong khi tỷ suất này ở khu vực doanh nghiệp nhà nước là 6,04% và khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài FDI là 6,95 %.

Xét về quy mô lao động, có tới 97,7% số doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa; xét về quy mô vốn, tỷ lệ doanh nghiệp quy mô vốn nhỏ và vừa chiếm tới 94,8%.

Trong khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước có tới 98,6% là quy mô nhỏ và vừa, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, tỷ lệ doanh nghiệp quy mô vừa chỉ chiếm 1,6%.

Tài sản cố định bình quân của doanh nghiệp tư nhân rất nhỏ, duy trì ở mức 7-8 tỉ đồng và không có cải thiện đáng kể trong suốt giai đoạn 2011-2015.

“Doanh nghiệp tư nhân trong nước không đủ năng lực tài chính để đầu tư vào tài sản cố định, máy móc công nghệ để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động. Đây là vấn đề rất đáng suy ngẫm đối với các cơ quan hoạch định chính sách để có thể đưa ra chính sách phù hợp với khu vực này”, ông Hùng nhận định.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), doanh nghiệp càng lớn thì càng bị thanh tra kiểm tra nhiều hơn, doanh nghiệp nhỏ bị thanh tra ít hơn.

“Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đang bằng lòng với quy mô của mình bởi họ sợ sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế, hành chính Nhà nước. Nhiều doanh nghiệp nói, hôm trước mới gặp cơ quan thuế kiểm tra, hôm sau lại gặp tiếp đoàn thanh tra về chính sách bảo hiểm, môi trường …" ông Tuấn nói.

Có tới 65% doanh nghiệp tư nhân cho biết gặp khó khăn về đất đai, theo ông Tuấn.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng cần làm rõ vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế. “Kinh tế tư nhân phát triển cũng có nghĩa là kinh tế Việt Nam phát triển. Do đó, cần quán triệt quan điểm kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước không phải là hai mặt đối lập, không phải là đối thủ cạnh tranh một mất một còn, mà là các bộ phận bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển”, ông nói.

doanh nghiep tu nhan doi mat voi ganh nang chong chat 'Doanh nghiệp tư nhân mới chỉ có điểm nổi trội là giải quyết được việc làm'

Tiến sĩ Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế cũng đã đưa ra mô hình để chẩn đoán các điểm nghẽn của việc phát ...

doanh nghiep tu nhan doi mat voi ganh nang chong chat Đà Nẵng phản hồi về công trình Tổ hợp khách sạn và căn hộ Mường Thanh

Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng mới đây đã có thông báo chính thức về thông tin báo nêu đối với công trình Tổ ...

doanh nghiep tu nhan doi mat voi ganh nang chong chat Trung ương bàn giải pháp thúc đẩy kinh tế tư nhân

Cùng với nội dung về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc tiếp tục đổi mới cơ ...

Tư Hoàng