|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Điều gì khiến Amazon muốn sở hữu Toys "R" Us mà không phải vì thương hiệu hay lợi nhuận?

19:15 | 24/03/2018
Chia sẻ
Sự sụp đổ của Toys "R" Us đến từ việc gánh khoản nợ trị giá 6,6 tỷ USD mà quỹ đầu tư Bain Capital và KKK&Co. đi vay để mua lại Toys "R" Us. Đáng tiếc rằng, hãng bán lẻ đồ chơi đã phá sản ngay khi thị trường tiêu dùng đang tăng trưởng mạnh.
dieu gi khien amazon muon so huu toys r us ma khong phai vi thuong hieu hay loi nhuan Thương mại điện tử Việt Nam - 'Miếng bánh' ngon nhưng liệu có dễ 'nuốt' với Amazon
dieu gi khien amazon muon so huu toys r us ma khong phai vi thuong hieu hay loi nhuan Không riêng gì Amazon, Alibaba đang toan tính với 'mỏ vàng' thương mại điện tử Đông Nam Á
dieu gi khien amazon muon so huu toys r us ma khong phai vi thuong hieu hay loi nhuan Hãng đồ chơi Toys ‘R’ Us sẽ đóng cửa tất cả các cửa hàng ở Mỹ

Theo một bản tin của Bloomberg, Toys "R" Us - nhà bán lẻ đồ chơi lớn nhất ở Mỹ đang đàm phán về việc chuyển nhượng lại chuỗi cửa hàng của hãng cho người khổng lồ thương mại điện tử Amazon. Trong khi chưa đầy 1 năm trước, Amazon cũng sở hữu Whole Foods và phát triển đến nay với 450 địa điểm cùng một số cửa hàng sách tại thị trường Mỹ.

dieu gi khien amazon muon so huu toys r us ma khong phai vi thuong hieu hay loi nhuan

Sự sụp đổ của Toys "R" Us đến từ việc gánh khoản nợ trị giá 6,6 tỷ USD mà quỹ đầu tư Bain Capital và KKK&Co. đi vay để mua lại Toys "R" Us. Đáng tiếc rằng, hãng bán lẻ đồ chơi đã phá sản ngay khi thị trường bán lẻ đang tăng trưởng mạnh.

Tuy nhiên, hoạt động bán lẻ của hãng sẽ không kết thúc tại đây. Toys "R" Us sẽ cố gắng tái cơ cấu, đầu tư vào tăng trưởng dài hạn bằng cách tập trung vào các địa điểm kinh doanh còn lại và tăng tính cạnh tranh.

Trong khi đó, các nguồn của Bloomberg nói rằng Amazon không quan tâm đến thương hiệu Toys "R" Us cũng như lợi nhuận, nhưng lại nhìn thấy cơ hội từ các cửa hàng để phát triển dịch vụ mua hàng trực tuyến nhanh hơn. Nó có thể sử dụng các trang web để tích hợp công nghệ giọng nói của Alexa.

Amazon trước đây đã thương lượng tiếp quản cửa hàng Radio Shack sau sự sụp đổ của hãng nhưng không có thỏa thuận. Theo Wall Street Journal, cơn khủng hoảng của "người khổng lồ" bán lẻ điện máy một thời của Mỹ đã xuất hiện từ những năm 1990, khi chuyển hướng từ một thương hiệu chuyên bán đồ điện tử gia dụng sang bán tạp hóa, bao gồm cả điện thoại di động.

Nhật Huyền