|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Diễn biến trái chiều của dịch COVID-19 tại châu Âu

22:29 | 02/06/2020
Chia sẻ
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 2/6 cho biết số ca nhiễm mới hằng ngày trong đợt dịch COVID-19 đang giảm đều ở Tây Âu, trong khi các điểm nóng ở Nga và Đông Âu đang tiếp tục diễn biến phức tạp.

Phát biểu tại họp báo, nữ phát ngôn viên WHO Margaret Harris cho biết: "Vào thời điểm hiện tại ở châu Âu, khu vực Tây Âu, số ca nhiễm mới vẫn cao nhưng đang giảm dần, trừ Nga và Đông Âu, nơi số ca nhiễm mới hằng ngày vẫn tăng".

Nga đã ghi nhận 8.863 ca nhiễm mới trong ngày 2/6, nâng tổng số ca nhiễm lên 423.741 ca, mức cao thứ 3 thế giới, trong đó có 5.037 ca tử vong.

Trong khi đó, Tây Ban Nha, Italy, Pháp và Anh ghi nhận nhiều tiến triển tích cực.

Ngày 2/6, Tây Ban Nha không ghi nhận ca nhiễm mới nào lần đầu tiên sau 3 tháng. Italy ngày 1/6 ghi nhận nhiễm mới ở mức tăng thấp nhất trong một ngày (thêm 178 ca) kể từ ngày 26/2.

Số ca tử vong tăng thêm 60 ca, cũng là mức tương đối thấp so với số liệu trung bình thời gian gần đây của nước này.

Tại Pháp, ngày 1/6, Bộ Y tế nước này đã ghi nhận thêm 31 ca tử vong, mức thấp nhất trong một ngày kể từ giữa tháng 3.

Vương quốc Anh cũng ghi nhận số ca tử vong thấp nhất kể từ khi bắt đầu áp dụng biện pháp phong tỏa vào tháng 3.

Trước đó, ngày 1/6, WHO khẳng định virus SARS-CoV-2 vẫn chưa suy yếu sau khi có thông tin của một bác sĩ hàng đầu Italy cho rằng chủng virus này đã biến đổi và yếu dần.

Giám đốc bộ phận xử lý các vấn đề khẩn cấp của WHO và cũng là một chuyên gia về dịch bệnh, ông Michael Ryan cho biết virus mới sau khi xuất hiện, chúng có thể biến đổi và trở nên suy yếu hoặc đôi khi chúng thậm chí có thể trở nên mạnh hơn.

Theo ông, SARS-CoV-2 cho đến nay vẫn là một virus gây chết người và loài người cần thận trọng. Ông cảnh báo sự nguy hiểm khi xuất hiện ý niệm cho rằng virus đã suy yếu hơn.

Bích Liên

'Tăng trưởng GDP 2025 đạt 8%, 2026 - 2030 đạt 10%, Việt Nam sẽ thoát bẫy thu nhập trung bình'
Theo TS. Cấn Văn Lực, năm 2025 phải phấn đấu để đạt mức tăng trưởng ít nhất 8% và giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng hai con số khoảng 10% thì Việt Nam mới có thể vượt bẫy thu nhập trung bình, đạt mục tiêu đến 2045 trở thành nước thu nhập cao và có nền tảng công nghiệp hiện tại.