|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

'Điềm xấu' cho kinh tế Đức khi hàng loạt doanh nghiệp quy mô toàn cầu lao đao

07:02 | 19/07/2019
Chia sẻ
Chỉ trong vài tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp lớn của Đức đã liên tục phải đón nhận các tin xấu.

Sự hiệu quả mang đặc trưng của nước Đức gặp nhiều "điềm xấu" năm nay khi nhiều ông lớn vật lộn với nền kinh tế địa phương đi xuống, những quyết định kinh doanh sai lầm và nhiều rắc rối khi chuyển đổi sang các nền tảng số.

Trong vài tuần qua, Deutsche Bank AG đã từ bỏ tham vọng mở rộng trên toàn cầu của mình và bắt đầu sa thải nhân viên với số lượng lớn, trong khi đó người đứng đầu BMW AG cũng tuyên bố từ chức. 

Những cảnh báo lợi nhuận từ BASF SE and Daimler AG bên cạnh đó khiến thị trường chìm sâu thêm vào sự u ám. 

duc1

Xe BMW ở Hội chợ Ngành công nghiệp Ô tô Quốc tế ở Thẩm Dương, Trung Quốc. (Ảnh: AFP)

Liên tiếp những "điềm xấu"

Những "điềm xấu" này cộng hưởng bới nhiều rắc rối về pháp lý Bayer AG đang gặp phải với thương vụ thâu tóm Monsanto, nhà sản xuất thuốc diệt cỏ Roundup, và những thách thức dành cho các nhà sản xuất ô tô Đức từ thị trường xe hơi đi xuống và những scandal liên quan đến khí thải diesel. 

Trong khi đó, ngay cả những công ty lớn như SAP SE hay Thyssenkrupp AG cũng tuyên bố cắt giảm hàng nghìn nhân sự.

Gần một trong ba công ty đại chúng trong chỉ số DAX của Đức đều phát đi những cảnh báo về lợi nhuận, cắt giảm nhân sự, tái cơ cấu hoặc đang phải đối mặt với các vấn đề pháp lý, điều tra từ giới chức.

Các công ty Đức đang trượt ra khởi top các công ty giá trị nhất thế giới. Ernst & Young đưa ra kết luận vào tháng này rằng "các công ty Đức đang đánh mất tầm quan trọng của mình".

Ngoại những vấn đề cụ thể và nội tại, xu hướng chung cũng đang tạo ra các bất lợi. Các nhà phân tích nói rằng ảnh hưởng của căng thẳng thương mại toàn cầu lên nền kinh tế định hướng xuất  khẩu, áp lưng số hóa và tuân thủ sau nhiều năm tăng trưởng liên tục.

"Đang có một cuộc khủng hoàng. Nền kinh tế Đức đã quá tốt trong một thời gian dài và mọi người đều nghĩ chúng tôi cứ thế đi lên", Markus Schön, giám đốc điều hành DVAM Asset Management ở Detmold, Đức, nói.

Nền kinh tế quốc gia tăng trưởng chỉ 0.7% trong vòng 12 tháng tính đến tháng 3 vừa qua, thấp hơn rất nhiều so với khu vực Châu Âu. 

Đầu năm nay, Đức cũng cắt giảm dự đoán tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội từ 1,8% xuống còn 0,5% cho năm 2019. "Các công ty Đức không được chuẩn bị cho tình huống này", ông Schön nói.

duc2

Carsten Spohr, CEO Lufthansa. (Ảnh: Zuma Press)

Các nhà sản xuất ô tô đặc biệt gặp bất lợi

Sự sụp giảm trong nhu cầu xe diesel vì những hạn chế liên quan đến khi thải và doanh số ô tô giảm trong toàn cầu đến trong bối cảnh  các hãng này đều đang tăng cường đầu tư mạnh vào phát triển xe điện và xe tự hành.

BMW và Daimler đều giảm các định hướng tài chính trong năm nay trong khi đó Volkswagen AG  thông báo cắt giảm 7.000 đầu việc. Những khó khăn của các ông lớn này cũng đề nặng áp lực nên nhóm các đơn vị cung ứng linh kiện và dịch vụ xuyên suốt quốc gia.

Volkswagen nằm trong tâm điểm của scandal gian lận khí thải bị phát hiện vào năm 2015 và hiện tại vẫn đang phải đối diện với những tác động nó để lại. Hồi tháng 3, Ủy ban Chứng khoán và Sàn Giao  dịch Mỹ kiện công ty này và cựu CEO Martin Winterkorn với cáo buộc lừa đảo các nhà đầu tư Mỹ. 

Một tháng sau đó, các công tố viên Đức cũng truy tố ông Winterkorn và bốn người khác, cáo buộc họ lừa đảo.

Volkswagen nói cáo buộc của SEC "sai sự thật và sai về luật" và nói rằng Volkswagen sẽ phản đối cáo buộc này. Luật sư của ông Winterkorn trong khi đó từ chối đưa ra bình luận.

Một số công ty Đức khác thì nói rằng các vấn đề họ gặp phải đến từ thị trường nội địa. 

Tháng trước, vài ngày sau khi Deutsche Lufthansa AG nói sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các hãng hàng không giá rẻ đã ảnh hưởng mạnh tới lợi nhuận hãng này, CEO Carsten Spohr thừa nhận rằng hãng hàng không này đã sai lầm khi định hướng cho thị trường bay chặng ngắn trong nước, bao gồm cả những nỗ lực hưởng lợi tự việc Air Berlin phá sản năm 2017..

Một trong những rắc rối cũng khiến doanh nghiệp Đức gặp khó là sự hạn chế đưa ra các quyết định nhanh và mạo hiểm. 

Hội đồng quản trị các công ty theo đó đều có sự giám sát mạnh mẽ của một hội đồng giám sát, một nửa trong số đó đại diện cho người lao động. Điểm cộng của mô hình này là khả năng duy trì sự ổn định lao động ở cả các công ty lớn.

Hubert Barth, CEO Ernst & Young Đức, nói rằng nhiều công lớn của nước này đều không bắt kịp với tốc độ chuyển đổi của nền kinh tế "hướng về một mô hình kinh doanh số hóa".

duc3

Toà tháp đôi trụ sở của Deutsche Bank tại Đức. (Ảnh: Bloomberg News)

Các công ty Đức cũng chậm tiến

Cùng thời điểm, nhiều nhà phân tích nói rằng các công ty Đức cũng chậm tiến so với các ông lớn công nghệ Mỹ và các nơi khác. Một trong những nguyên nhân là luật riêng tư của Đức và Câu Âu quản lý chặt khả năng thu thập, lưu trữ và kiếm tiền từ dữ liệu khách hàng.

"Hãy kể tên một công ty ở Đức kinh doanh nền tảng, như các Facebook và Amazon đang làm", Barth nói. "Không có công ty  nào có một vị trí đang kể".

Hồi tháng năm các nhân sự cao cấp của Bertelsmann SE cũng gặp mặt để bàn luận về cách ông lớn ngành truyền thông này có thể hợp tác và cạnh tranh với các công ty công nghệ Mỹ.

"Chúng ta không bao giờ có khả năng thu thập nhiều dữ liệu như Google, Facebook và Amazon", một nhân sự chia sẻ. "Đây là thực tế mà chúng ta phải chấp nhận. Họ có hành tinh của riêng mình".

Việc kinh doanh của các công ty lớn dù vậy không phải thước đo hoàn hảo cho sức khỏe kinh tế quốc gia tại Đức. Dù có nhiều thương hiệu lớn, xương sống của Đức là số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ tư nhân.

Những công ty này không gặp phải những thách thức như nêu trên bởi cấu trúc quản trị đơn giản hơn và không gặp phải những giới hạn của thị trường đại chúng.

Thế nhưng cấu trúc kinh tế này có nhiều tác động tiêu cực. Theo một cáo cáo từ IMF, 60% tại sản và lợi nhuận doanh nghiệp của Đức được nắm giữ bởi các công ty tư nhân. Thực tế này có thể dẫn tới gia tăng bất bình đẳng trong thu nhập.

Thái Sơn