|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Điểm tên 10 cổ phiếu tăng giảm giá mạnh nhất trong tháng 8

17:15 | 01/09/2022
Chia sẻ
Top10 tăng/giảm tháng 8 có các cổ phiếu nhóm bất động sản, xây dựng, phân bón. Mức tăng của nhiều mã trên thị trường UPCoM đạt trên 100%.

 Top10 cổ phiếu tăng/giảm giá mạnh nhất trên sàn HOSE trong tháng 8. Nguồn: Thu Hà tổng hợp.

Trên sàn HOSE, cổ phiếu KPF của CTCP Đầu tư tài chính Hoàng Minh dẫn đầu với tỉ lệ tăng 98,58%, đóng cửa tuần ở 21.050 đồng/cp. Quan sát giao dịch, trong tháng 8, mã KPF có 7 phiên tăng kịch sàn, chuỗi tăng liên tiếp nhiều nhất là 14 phiên từ ngày 11/8 đến ngày 30/8.

Ngoài KPF, nhiều cổ phiếu thuộc nhóm Bất động sản và xây dựng góp mặt trong top10 mã tăng mạnh nhất tháng bao gồm: PTL (83,11%), TDC (58,45%), CKG (52,74%), ITC (27,48%) và DXS (26,46%). Trong đó, PTL là cổ phiếu có thị giá nhỏ dưới 10.000 đồng/cp.

Cùng với nhóm Bất động sản và xây dựng, nhóm Nông nghiệp cũng hoạt động sôi nổi trong tháng 8 với hai đại diện: DCM (27,99%) và ANV (27,49%).

Top10 mã tăng giá mạnh nhất trong tháng còn có TGG (41,31%) và PET (28,70%).

Ở chiều giảm giá, hai cổ phiếu đứng đầu bảng xếp hạng là SCS của CTCP Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn giảm 46,87%%. Các cổ phiếu có tỉ lệ mất giá hơn 1/5 còn có CRE (38,80%), FLC (26,34%), HAI (23,53%).Phần còn lại trên bảng xếp hạng là những cổ phiếu có tỉ lệ mất giá từ 11 – 17% như ST8, AMD, TMT, DTT, TNH, BAF.

  Top10 cổ phiếu tăng/giảm giá mạnh nhất trên sàn HNX trong tháng 8. Nguồn: Thu Hà tổng hợp. 

Trên sàn HNX, Nhóm bất động sản và xây dựng hoạt động mạnh mẽ với 7/10 cái tên trong top10 mã tăng mạnh nhất thuộc nhóm này. THS của CTCP Viglacera Đông Triều đứng đầu trên bảng xếp hạng khi thị giá được đẩy từ 16.500 đồng/cp lên 34.100 đồng/cp tương ứng mức tăng 106,67%. 6 cái tên khác gồm có DTC, L18, HLD, DIH, TKC và PTD. DTC, L18, HLD là những cổ phiếu có tỉ lệ tăng trên 50%, những cái tên khác mất hơn 1/3 giá trị.

Nhóm Nguyên vật liệu cũng hút tiền trong tháng với hai đại diện là BKC (69,84%) và PBP (68,92%). Còn lại trên bảng xếp hạng là API tăng 39,04%.

Ở chiều giảm giá, LHC của CTCP Đầu tư và Xây dựng Thủy Lợi Lâm Đồng dẫn đầu với tỉ lệ mất giá 48,26%. Quan sát giao dịch trong tháng 8, cổ phiếu này có chuỗi mất giá liên tục tới 5 phiên. Các cổ phiếu khác trong top10 chia làm hai phần: mất giá từ 33 – 40% gồm có PCH, GDW, SDU, VC6 và mất giá từ 24 – 30% gồm có KHS, TTT, KDM, EVS, BST.

  Top10 cổ phiếu tăng/giảm giá mạnh nhất trên thị trường UPCoM trong tháng 8. Nguồn: Thu Hà tổng hợp. 

Trên thị trường UPCoM, Cổ phiếu CFV của CTTNHH Một thành viên Cà Phê Thắng Lợi dẫn đầu khi thị giá đẩy từ 8.000 đồng/cp lên 22.700 đồng/cp tương ứng mức tăng 183,75%. Quan sát giao dịch trong tháng 8, cổ phiếu này có chuỗi 13 phiên tăng liên tiếp, tất cả các phiên giao dịch đều là tăng kịch sàn.

Khác với sàn HOSE và HNX, không có sự “thống trị” của một nhóm cổ phiếu cụ thể, UPCoM có các đại diện của nhiều nhóm cổ phiếu khác nhau, cụ thể: Nhóm Dịch vụ có TAW (158,67%), DXL (115,38%) và SEP (85,59%); Nhóm Nguyên vật liệu với NNG (76,67%) và MA1 (66,31%) và nhóm Bất động sản và dây dựng: HD2 (111,02%) và ICN (64,71%).

Ở chiều giảm giá, VHH của CTCP Đầu tư kinh doanh nhà Thành Đạt mất giá nhiều nhất với 60,23% tỉ lệ. Quan sát giao dịch trong tháng 8, cổ phiếu này không có phiên tăng trong tháng 8 và có 1 phiên giảm chạm đáy vào ngày 29/8.

Bên cạnh đó, PND của CTCP Xăng dầu Dầu khí Nam Định cũng giảm sâu tới 59,56%. Mặc dù có những phiên tăng giá, cổ phiếu này lại có chuỗi 9 phiên giảm liên tiếp và trong tháng 8, tổng số phiên giảm chạm đáy của cổ phiếu này là 8 phiên.

Ngoài ra, top10 mã giảm sâu còn có ILS, HAF, BMN, SPB, SAL, TEL, DUS, PMJ. Các cổ phiếu này có điểm chung là mất giá từ 40 – 50%.

Thu Hà

5 động lực giúp chứng khoán Việt Nam duy trì xu hướng tích cực
Theo chuyên gia của OUBAM Việt Nam, với các yếu tố hỗ trợ từ kinh tế vĩ mô cho sự tăng trường của TTCK trong trung và dài hạn cùng với nhu cầu đầu tư gia tăng của nhà đầu tư trong nước, chứng khoán vẫn tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn mà nhà đầu tư khó có thể bỏ qua.