|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Đề xuất thành lập Quỹ Hỗ trợ đầu tư

23:30 | 26/12/2023
Chia sẻ
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư.

 

Theo dự thảo, mục tiêu hoạt động của Quỹ Hỗ trợ đầu tư (viết tắt là Quỹ) nhằm ổn định môi trường đầu tư; khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, tập đoàn đa quốc gia và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đối với một số lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư.

Địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân của Quỹ

Quỹ Hỗ trợ đầu tư là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, có chức năng hỗ trợ đầu tư, khuyến khích, thu hút đầu tư tại Việt Nam và do Thủ tướng Chính phủ thành lập.

Quỹ hỗ trợ đầu tư là đơn vị sự nghiệp, trực thuộc Bộ …………, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Phương án 1: trực thuộc Bộ Tài chính

Phương án 2: trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Trụ sở chính của Quỹ đặt tại thành phố Hà Nội.

Quỹ hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện không vì mục đích lợi nhuận; Quỹ chịu trách nhiệm trong phạm vi hỗ trợ của mình.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Quỹ

Dự thảo đề xuất nhiệm vụ của Quỹ bao gồm: Hỗ trợ doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này; Tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn đúng quy định; Thực hiện chế độ báo cáo, kế toán theo quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan; Chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Mua bảo hiểm tài sản và các loại bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật để bảo đảm an toàn cho Quỹ; Cung cấp số liệu, công bố công khai về quy chế hoạt động, cơ chế tài chính, kết quả hoạt động của Quỹ và báo cáo tài chính hàng năm đã được kiểm toán theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.

Quyền hạn của Quỹ là: Kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất việc sử dụng nguồn vốn của Quỹ; thu hồi vốn hỗ trợ đối với tổ chức vi phạm các điều kiện, cam kết đã ký với Quỹ; Được thuê các tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học để hỗ trợ hoạt động của Quỹ; Được yêu cầu doanh nghiệp trả chi phí khi tham gia các hoạt động hỗ trợ của Quỹ;

Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ gồm Hội đồng quản lý Quỹ, Cơ quan điều hành Quỹ và Ban Kiểm soát Quỹ.

Hội đồng quản lý Quỹ

Hội đồng quản lý Quỹ bao gồm Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và 02 ủy viên là đại diện Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, do Bộ trưởng Bộ Tài chính/Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật.

Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ có nhiệm kỳ làm việc 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại.

Hội đồng quản lý Quỹ có quyền và nghĩa vụ sau: Quyết định phương hướng và kế hoạch hoạt động của Quỹ trên cơ sở quy chế hoạt động của Quỹ và các định hướng ưu tiên ổn định đầu tư và thu hút đầu tư tại Việt Nam; Thành lập Hội đồng thẩm định để xem xét các hồ sơ đề nghị hỗ trợ; Phê duyệt kế hoạch tài chính, báo cáo quyết toán năm của Quỹ do Giám đốc Quỹ trình…

Ngân sách hoạt động của Quỹ

Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Quỹ vào tháng 09 hằng năm theo kế hoạch tài chính được phê duyệt, bao gồm: Nguồn thu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu và các nguồn ngân sách nhà nước khác. Các nguồn ngoài ngân sách nhà nước như thu từ các khoản lãi tiền gửi và các khoản thu khác; các khoản đóng góp tự nguyện, hiến tặng của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt

Chi trực tiếp bằng tiền mặt từ Quỹ theo các hình thức hỗ trợ đầu tư bao gồm:

 

a) Hỗ trợ chi phí đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

b) Hỗ trợ chi phí đầu tư tạo tài sản cố định và chi phí đầu tư hệ thống công trình hạ tầng xã hội.

c) Hỗ trợ chi phí sản xuất sản phẩm công nghệ cao.

d) Hỗ trợ chi phí nghiên cứu và phát triển.

đ) Hỗ trợ tín dụng, lãi suất

Khoản hỗ trợ đầu tư từ Quỹ mà doanh nghiệp được nhận không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây .     

Khánh Linh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.