Đầu tư công: Áp lực tạo ra động lực thay đổi
Theo Bộ Tài chính, tỷ lệ ước giải ngân kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước 4 tháng đầu năm 2022 mới đạt 18,48% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Nguyên nhân tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đạt thấp là do các chủ đầu tư của một số bộ, ngành, địa phương chưa quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
Hiện còn 17 bộ, ngành đến nay vẫn chưa giải ngân. Để đẩy nhanh đầu tư công, PGS.TS Vũ Sỹ Cường, Phó Trưởng Bộ môn Phân tích chính sách tài chính, Học viện Tài chính đề xuất một số giải pháp.
Thủ tướng đã rất quyết liệt trong việc chỉ đạo giải ngân cho các dự án đường cao tốc, từ giải phóng mặt bằng, đến việc cung cấp nguyên vật liệu…, những chỉ đạo như vậy là rất kịp thời và cần thiết.
Giải pháp thứ hai, chúng ta cần phải có những khung khổ pháp lý mạnh mẽ hơn. Hiện nay theo quy định, phân bổ vốn đầu tư công thì các địa phương được phân bổ theo một gói lớn, vậy liệu chúng ta có thể có hướng dẫn để rút gọn các quy trình? Đây là việc cần làm của các cơ quan quản lý.
Giải pháp thứ ba, tôi nghĩ rằng Chính phủ nên xây dựng một bộ chỉ số đánh giá về khả năng thực thi giải ngân đầu tư công, giống như chỉ số KPI trong doanh nghiệp, để đánh giá để đo lường khả năng thực thi các dự án.
Chậm, không phân bổ đúng dự toán, không thực hiện đúng dự toán thì năm sau chúng ta điều chỉnh cắt.
Nhà thầu nào thi công mà không bảo đảm đúng tiến độ thì loại; địa phương, bộ ngành nào giải ngân chậm thì chuyển cho địa phương, bộ ngành khác; thậm chí phải đánh giá trách nhiệm cá nhân của lãnh đạo các đơn vị…
Đồng tình với quan điểm trên, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt hơn, gấp gáp hơn và tập trung hơn vào những dự án trọng điểm.
Tôi cho rằng, một trong những động lực để thúc đẩy đó là tạo áp lực từ bên trên, đồng thời công khai đánh giá những kết quả hiện hành và từ đó truyền thông, báo chí và dư luận tạo áp lực từ bên ngoài.
Vì nếu chưa nhìn thấy động lực để thay đổi thì chúng ta phải tạo áp lực để thay đổi. Tôi nghĩ rằng khi đã có áp lực thì sẽ có thay đổi, TS Cung chia sẻ.