|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Đâu là những yếu tố khiến bitcoin tăng giá mạnh trong thời gian qua?

07:47 | 27/06/2019
Chia sẻ
Giới phân tích cho rằng việc Facebook ra mắt Libra là nguyên nhân lớn nhất khiến bitcoin tăng mạnh, họ có lẽ đã bỏ qua một số nguyên nhân khác...
avatar_1561596325878

Ảnh: congnghebitcoin.vn

Giá bitcoin tăng vọt lên mức cao nhất kể từ tháng 1/2018, và đà tăng của loại tiền điện tử này dường như chưa có dấu hiệu dừng lại. Trong phiên giao dịch vào 26/06, giá bitcoin có lúc lên đến 12.919 USD. Vào thời diểm viết bài này tiền điện tử này hiện đang giao dịch ở mức 12.811,72USD, theo dữ liệu từ Coindesk.

Giá trị của Bitcoin hiện đã liên tục tăng vọt trong tám phiên giao dịch gần đây, mức tăng từ đầu năm lên đến 250%.  Phần lớn đà tăng đó đã đến trong 8 tuần qua, khi giá của một bitcoin tăng hơn gấp đôi kể từ đầu tháng 5. Sự phấn khích xung quanh bitcoin cũng lan ra các loại tiền kỹ thuật số khác.  Ethereum, loại tiền điện tử lớn thứ hai, cũng thăng hoa, với mức 150% kể từ đầu năm. Các nhà phân tích nói rằng đà tăng của các loại tiền ảo được kích bởi sự cộng hưởng từ nhiều yếu tố.

Yếu tố quan trọng nhất có lẽ là việc Facebook tham gia vào thế giới tiền điện tử, ra mắt loại tiền điện tử riêng có tên Libra, trong một cuộc tấn công của Big Tech vào ngành công nghiệp thanh toán. Các nhà phân tích lạc quan rằng tiền điện tử Libra sẽ giúp đồng tiền điện tử nói chung có được sự chấp nhận rộng rãi hơn.

Đâu là những yếu tố khiến bitcoin tăng giá mạnh trong thời gian qua? - Ảnh 2.

Biến động giá Bitcoin. Ảnh: Coindesk.

Nhưng các nhà phân tích cảnh báo rằng các nhà giao dịch đang bỏ qua những khác biệt quan trọng giữa Libra và các loại tiền kỹ thuật số nổi tiếng hơn như bitcoin. “Libra được hỗ trợ bởi một khoản dự trữ tài sản thực - như tiền gửi ngân hàng và tín phiếu kho bạc”. Điều đó mang lại cho nó giá trị nội tại, Margaret Yang, một nhà phân tích tại CMC Markets cho biết. Bà lưu ý rằng, trên lý thuyết, điều đó sẽ đảm bảo sự ổn định trong giá của nó. Nhiều loại tiền điện tử lớn khác, đáng chú ý nhất là bitcoin, không được hỗ trợ bởi bất cứ thứ gì cả.

Các nhà phân tích cho biết, nhu cầu về tiền điện tử cũng đang được thúc đẩy bởi giọng điệu “bồ câu” (ủng hộ tiền tệ nới lỏng) của các vị lãnh đạo của các ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới. Cả Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và Ngân hàng Trung ương châu Âu đều ám chỉ mạnh mẽ rằng họ sẽ nghiêng về nới lỏng tiền tệ trong những tháng tới trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu hạ nhiệt. Trong khi đó, giá trị của trái phiếu lợi suất âm đã đạt mức cao kỷ lục 13 nghìn tỷ USD trên toàn cầu, làm tăng sức hấp dẫn tương đối của các tài sản không sinh lãi như vàng, vốn cũng tăng mạnh trong những ngày gần đây.

Không giống như tiền phẳng, nguồn cung bitcoin mới không được kiểm soát bởi bất kỳ ngân hàng trung ương nào và số lượng token đang lưu hành là cố định, khiến nó trở nên giá trị hơn trong thời kỳ mở rộng tiền tệ. “Tiền điện tử, về bản chất, khan hiếm hơn so với tiền tệ truyền thống, đặc biệt là trong thời đại chính sách tiền tệ nới lỏng”,  bà Yang nói.

Bất ổn chính trị địa chính trị toàn cầu cũng có thể đóng một vai trò trong việc thúc đẩy nhu cầu tiền điện tử. Căng thẳng giữa Mỹ và Iran đã gia tăng trong thời gian gần đây.

Mati Greenspan, nhà phân tích thị trường cao cấp tại eToro, một công môi giới có trụ sở tại Tel Aviv, cho biết: “Bitcoin độc lập với chính phủ và các tổ chức tài chính, vì vậy nếu bạn thấy sự xói mòn niềm tin tăng lên, thì nhu cầu về bitcoin càng cao”.

Hà Linh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.