|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Đăng ký internet banking phải dùng số điện thoại 'chính chủ'

15:40 | 17/06/2018
Chia sẻ
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng phải đảm bảo số điện thoại đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử là số điện thoại chính chủ tài khoản nhằm ngăn việc bán lại cho tội phạm.
dang ky internet banking phai dung so dien thoai chinh chu
Bảng thông tin cảnh báo “bẫy lừa đảo” tại ngân hàng ở TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Văn bản này được đưa ra sau khi Ngân hàng Nhà nước TP.HCM nhận được công văn của Công an TP.HCM cảnh báo có hiện tượng tội phạm gọi điện thoại mạo danh là cán bộ công an, điều tra viên tòa án yêu cầu bị hại ra ngân hàng mở tài khoản đứng tên của mình đồng thời đăng ký dịch vụ internet banking bằng số điện thoại do chính tội phạm cung cấp.

Sau đó các đối tượng tội phạm sẽ đăng nhập chuyển tiền qua tài khoản khác bằng internet banking.

Do vậy, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu trong trường hợp khách hàng đăng ký dịch vụ internet banking thì nhân viên ngân hàng phải trao đổi với khách hàng, hỏi rõ số điện thoại đăng ký dịch vụ có phải số điện thoại của khách hàng đang sử dụng hay không để kịp thời cảnh báo với khách hàng.

Văn bản này được đưa ra sau khi Ngân hàng Nhà nước TP.HCM nhận được công văn của Công an TP.HCM cảnh báo có hiện tượng tội phạm gọi điện thoại mạo danh là cán bộ công an, điều tra viên tòa án yêu cầu bị hại ra ngân hàng mở tài khoản đứng tên của mình đồng thời đăng ký dịch vụ internet banking bằng số điện thoại do chính tội phạm cung cấp.

Sau đó các đối tượng tội phạm sẽ đăng nhập chuyển tiền qua tài khoản khác bằng internet banking.

Do vậy, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu trong trường hợp khách hàng đăng ký dịch vụ internet banking thì nhân viên ngân hàng phải trao đổi với khách hàng, hỏi rõ số điện thoại đăng ký dịch vụ có phải số điện thoại của khách hàng đang sử dụng hay không để kịp thời cảnh báo với khách hàng.

Trong trường hợp nghi vấn mở thẻ để giao lại cho đối tượng khác thì đề nghị khách hàng không thực hiện giao dịch để tránh bị các đối tượng lừa đảo.

Văn bản này được đưa ra sau khi Ngân hàng Nhà nước TP.HCM nhận được công văn của Công an TP.HCM cảnh báo có hiện tượng tội phạm gọi điện thoại mạo danh là cán bộ công an, điều tra viên tòa án yêu cầu bị hại ra ngân hàng mở tài khoản đứng tên của mình đồng thời đăng ký dịch vụ internet banking bằng số điện thoại do chính tội phạm cung cấp.

Sau đó các đối tượng tội phạm sẽ đăng nhập chuyển tiền qua tài khoản khác bằng internet banking.

Do vậy, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu trong trường hợp khách hàng đăng ký dịch vụ internet banking thì nhân viên ngân hàng phải trao đổi với khách hàng, hỏi rõ số điện thoại đăng ký dịch vụ có phải số điện thoại của khách hàng đang sử dụng hay không để kịp thời cảnh báo với khách hàng.

Xem thêm

Trong trường hợp nghi vấn mở thẻ để giao lại cho đối tượng khác thì đề nghị khách hàng không thực hiện giao dịch để tránh bị các đối tượng lừa đảo.

Mới đây, Tuổi Trẻ Online cũng đã phản ánh việc nhiều người có ý đồ xấu đứng ra thuê người lao động, công nhân, sinh viên dùng giấy tờ tùy thân của họ để mở tài khoản và làm thẻ, sau đó mua lại tài khoản và thẻ này.

Do thủ tục rất đơn giản, chỉ cần dùng chứng minh nhân dân có thể mở tài khoản để có được 5 thẻ ở 5 ngân hàng khác nhau. Mỗi thẻ sẽ được "trả công" 200.000 đồng.

Nghĩ chỉ đi một buổi sẽ kiếm được 1 triệu đồng nên nhiều người đã đồng ý mà không nghĩ đến những rắc rối mà mình sẽ phải đối mặt.

Tại văn bản gửi các ngân hàng trên địa bàn, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cũng yêu cầu các ngân hàng phổ biến, tuyên truyền các phương thức, thủ đoạn của đối tượng tội phạm đến từng cán bộ, nhân viên, giao dịch viên trong hệ thống. Đồng thời thông tin đến khách hàng để cảnh giác, không rơi vào bẫy tội phạm.

Trong trường hợp xảy ra các vụ việc lừa đảo, chiếm đoạt tiền của khách hàng và ngân hàng thì phải kịp thời báo cáo cơ quan chức năng và triển khai các biện pháp xử lý kịp thời.

A. Hồng