|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Đạm Cà Mau được chấp thuận đầu tư nhà máy mới tại Bình Định

09:44 | 28/01/2024
Chia sẻ
Đạm Cà Mau có kế hoạch chiếm thị phần ít nhất 10,73% (tương đương khoảng 1,18 triệu tấn) trong toàn ngành phân bón ở Việt Nam đến năm 2025.

Ảnh minh họa: DCM.

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định vừa có công văn chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận cho CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau - Mã: DCM) làm chủ đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất phân bón Cà Mau - cơ sở Bình Định.

Dự án trên có diện tích gần 3 ha, tại Khu công nghiệp Long Mỹ, TP Quy Nhơn, với tổng vốn đầu tư hơn 119 tỷ đồng và hoàn toàn là vốn tự có. Công ty triển khai dự án ngay sau khi hoàn thiện các thủ tục pháp lý, dự kiến nhà máy sẽ đi vào hoạt động từ quý I/2025.

Theo kế hoạch, nhà máy sẽ sản xuất, phối trộn các loại phân bón NPK+TE, công suất khoảng 50.000 tấn/năm; đóng gói các loại phân bón với công suất khoảng 50.000 tấn/ năm; lưu trữ, kinh doanh các loại phân bón, nguyên vật liệu sản phẩm phân bón khoảng 150.000 tấn/năm.

Năm 2024, Đạm Cà Mau dự kiến sẽ đầu tư khoảng 1.582 tỷ đồng vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị và đầu tư khác.

Còn theo kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 được phê duyệt, doanh thu Đạm Cà Mau kỳ vọng tăng trưởng bình quân 20%/năm, doanh thu đạt 18.000 tỷ vào năm 2025.

Công ty cũng sẽ tập trung vào ba nhóm sản phẩm chính: Nhóm sản phẩm Urê và gốc Urê, Nhóm sản phẩm NPK và Nhóm sản phẩm tự doanh phục vụ thị trường ngách. Bên cạnh các thị trường Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, công ty sẽ mở rộng thị trường xuất nhập khẩu sang các nước lân cận và khu vực, cung cấp đa dạng các loại phân bón trên nền urê và NPK.

Công ty phấn kỳ vọng đạt thị phần ít nhất 10,73% (tương đương khoảng 1,18 triệu tấn) trong toàn ngành phân bón ở Việt Nam đến năm 2025.

Nhìn lại năm 2023, Đạm Cà Mau ghi nhận doanh thu thuần 12.602 tỷ đồng, giảm 21% so với mức kỷ lục năm 2022. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.251 tỷ đồng, giảm 73% so với năm 2022 và là mức tốt thứ 3 trong lịch sử doanh nghiệp. Kết quả này đã giúp công ty vượt 21% kế hoạch lợi nhuận đã được điều chỉnh vào những ngày cuối năm.

 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính.

Minh Hằng

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).