Đại dịch COVID-19 thổi bay 400 tỉ USD đầu tư vào ngành năng lượng toàn cầu
Sự sụt giảm mạnh nhất trong lịch sử đối trong việc đầu tư cho ngành năng lượng - từ nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ và khí đốt cho đến năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió - là do nhu cầu bị tác động tiêu cực bởi đại dịch COVID-19 trong khi các nền kinh tế cố gắng vượt qua trạng thái trì trệ của kinh tế.
"Các yếu tố như nhu cầu suy, giá dầu thô giảm mạnh và nợ xấu ngày một gia tăng khiến thu ngân sách của chính phủ và doanh thu của ngành năng lượng dự kiến giảm hơn 1.000 tỉ USD trong năm 2020", theo báo cáo của IEA.
Fatih Birol, Giám đốc điều hành của IEA, cảnh báo về tình trạng mất việc làm cũng như khả năng thâm hụt nguồn cung năng lượng trong tương lai khi nền kinh tế phục hồi.
"Sự chậm lại trong chi tiêu cho công nghệ năng lượng sạch cũng có nguy cơ làm suy yếu quá trình chuyển đổi sang hệ thống năng lượng bền vững".
Đầu tư toàn cầu đối với dầu khí dự đoán sẽ giảm gần 30% vào năm 2020, tương đương khoảng 250 tỉ USD bị thổi bay trong lĩnh vực này.
Đầu tư vào ngành dầu đá phiến sẽ giảm 50% do các nhà đầu tư mất niềm tin và thiếu khả năng tiếp cận vốn.
Công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới, Saudi Aramco, cho biết sẽ duy trì kế hoạch đầu tư ở mức từ 25 - 30 tỉ USD trong năm nay nhưng kế hoạch chi tiêu cho năm 2021 đang được cân nhắc. Hầu hết các công ty dầu mỏ lớn đã công bố kế hoạch cắt giảm đầu tư.
Nếu đầu tư vào dầu mỏ ở mức như năm nay thì nguồn cung vào năm 2025 sẽ thấp hơn 9 triệu thùng/ngày so với dự kiến, điều này đồng nghĩa với việc thị trường căng thẳng và giá dầu sẽ tăng cao nếu nhu cầu trở lại đà tăng như trước lúc khủng hoảng.
Đầu tư vào năng lượng tái tạo có tỉ lệ giảm thấp hơn các nguồn năng lượng truyền thống nhưng dự kiến những lợi ích mà nó đạt được trong 3 năm qua sẽ mất đi khi các quyết định đầu tư bị thu hẹp lại.
Tổng đầu tư vào các nguồn năng lượng sạch sẽ chiếm 40% tổng doanh thu toàn cầu trong năm nay do tỉ lệ chi cho dầu, khí đốt và than giảm đáng kể.
Tuy nhiên, mức đầu tư cho năng lượng sạch vẫn ít hơn nhiều so với nhu cầu để thế giới đạt được sự phát triển bền vững. Ước tính, đầu tư cho năng lượng tái tạo cần tăng gấp đôi vào cuối những năm 2020.
Tuần trước, IEA cũng đã kêu gọi chính phủ các nước coi năng lượng sạch là trọng tâm của kế hoạch khôi phục kinh tế sau đại dịch COVID-19, trong bối cảnh phát triển năng lượng tái tạo trên toàn thế giới lần đầu tiên giảm tốc trong vòng hai thập kỉ qua.
IEA trước đây dự báo 2020 là năm "bội thu" của năng lượng xanh, nhưng hiện đã cắt giảm dự báo 2 năm về tăng trưởng công suất năng lượng tái tạo gần 10%.
"Mặc dù cuộc khủng hoảng dịch bệnh đã khiến lượng khí thải giảm đáng kể, nhưng nếu muốn đạt được mức giảm phát thải toàn cầu trong dài hạn, các quốc gia cần nhanh chóng gia tăng đầu tư vào năng lượng sạch", theo ông Birol.
"Không có bất kì dấu hiệu trong việc cải thiện tiêu thụ xe điện tiết kiệm năng lượng trong thời gian dịch bện. Đầu tư ước tính vào lĩnh vực này dự kiến sẽ giảm khoảng 10 - 15% do hoạt động bán hàng và chi tiêu cho các thiết bị thân thiện với môi trường suy yếu".