|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Cựu Chủ tịch PVN Đinh La Thăng y án 13 năm, cựu TGĐ Phùng Đình Thực giảm 3 năm tù

14:39 | 14/05/2018
Chia sẻ
Tại phiên tòa phúc thẩm,  ông Thăng "thừa nhận có tội" nhưng không phải là tội như án sơ thẩm tuyên, nhận thấy "có thiếu trách nhiệm trong việc không kiểm tra đôn đốc kịp thời".
cuu chu tich pvn dinh la thang y an 13 nam cuu tgd phung dinh thuc giam 3 nam tu [LIVE]: Bị cáo Đinh La Thăng: Những căn cứ xác thực, diễn biến tại tòa chưa được VKS cập nhật, xem xét
cuu chu tich pvn dinh la thang y an 13 nam cuu tgd phung dinh thuc giam 3 nam tu [LIVE]: Ông Đinh La Thăng chưa thực hiện bồi thường, nguyên TGĐ PVN và Phó Chủ tịch PVC hứa bán nhà khắc phục thiệt hại

Tòa tuyên án, bị cáo Đinh La Thăng y án, bị cáo Phùng Đình Thực giảm 3 năm tù giam

Tòa tuyên án:

1. Bị cáo Đinh La Thăng chịu mức án cũ: 13 năm tù

2. Bị cáo Phùng Đình Thực: từ 9 năm còn 6 năm, giảm 3 năm

3. Bị cáo Nguyễn Quốc Khánh: từ 9 năm còn 7 năm tù, giảm 2 năm

4. Bị cáo Vũ Đức Thuận (7 năm cố ý, 15 năm tham ô, tổng 22 năm): 6 năm cố ý, 15 năm tham ô, tổng 21 năm

5. Bị cáo Nguyễn Anh Minh (16 năm tham ô): 16 năm, y án

6. Bị cáo Lương Văn Hòa (10 năm tù): 10 năm, y án, phạt tiền 30 triệu đồng

7. Bị cáo Bùi Mạnh Hiển (10 năm): 10 năm, y án

8. Bị cáo Ninh Văn Quỳnh (7 năm): 7 năm tù, y án

9. Bị cáo Lê Đình Mậu (4 năm 6 tháng): 3 năm 6 tháng, giảm 1 năm

10. Bị cáo Nguyễn Ngọc Quý (6 năm): 5 năm 6 tháng, giảm 6 tháng

11. Bị cáo Nguyễn Mạnh Tiến (6 năm): 5 năm 6 tháng tù, giảm 6 tháng

12. Bị cáo Phạm Tiến Đạt: 4 năm 6 tháng, y án

13. Bị cáo Trương Quốc Dũng: cũ 17 tháng tù (rút kháng cáo)

14. Bị cáo Vũ Hồng Chương: 3 năm tù cho hưởng án treo: 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo

15. Bị cáo Trần Văn Nguyên: 30 tháng tù cho hưởng án treo: 30 tháng tù cho hưởng án treo.

Các bị cáo phạm tội tham ô tài sản đều nhận y án, riêng bị cáo Trương Quốc Dũng đã thi hành án hình sự xong, bị cáo này kháng cáo phần dân sự nhưng tại tòa phần tranh luận đã rút kháng cáo.

Kháng cáo của bị cáo Đinh La Thăng, Phùng Đình Thực là không có căn cứ

Theo nhận định của HĐXX, việc chỉ định PVC là tổng thầu dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 là chưa đúng quy định vì PVC chưa có kinh nghiệm, chưa từng thực hiện hợp đồng EPC.

Việc lựa chọn PVC là tổng thầu là trái ý kiến Thủ tướng Chính phủ. Việc cấp sơ thẩm quy kết bị cáo Đinh La Thăng đã có hành vi cố ý lựa chọn PVC là tổng thầu là trái quy định, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là có căn cứ.

Việc cấp sơ thẩm quy kết bị cáo Đinh La Thăng, Phùng Đình Thực đã có hành vi lựa chọn tổng thầu PVC khi chưa có đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm làm tổng thầu, đôn đốc, thúc ép chi tiền tạm ứng cho PVC, ký hợp đồng EPC chi tiền tạm ứng khi các hợp đồng trên chưa đủ căn cứ pháp luật… là hoàn toàn có căn cứ.

Vì vậy kháng cáo kêu oan không phạm tội cố ý làm trái của bị cáo Đinh La Thăng, Thực là không có căn cứ để chấp nhận.

Về xác định thiệt hại, HĐXX sơ thẩm đã căn cứ kết quả giám định của giám định viên Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và đầu tư thực hiện theo đúng quy định của luật giám định. Kháng cáo của bị cáo Thăng và quan điểm của luật sư cho rằng hành vi sử dụng tiền tạm ứng sai mục đích nhưng lại có lợi cho PVC hoặc các trình bày của giám định viên tại tòa chỉ là giả thiết… , không có căn cứ chấp nhận, không phù hợp với thực tế.

Khi quyết định hình phạt, tòa sơ thẩm đã xác định đúng vai trò của bị cáo là người giữ vị trí chủ chốt trong tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước đã lợi dụng vị thế, vì những mục tiêu khác nhau đã thực hiện hàng loạt sai phạm gây thiệt hại đặc biệt lớn cho Nhà nước. Việc cấp sơ thẩm tuyên bị cáo Thăng 13 năm tù là hoàn toàn cần thiết và không nặng.

Về nhân thân, quá trình công tác của bị cáo… cấp sơ thẩm đã xem xét. Tại tòa phúc thẩm, bị cáo có nhận sai phạm nhưng không thừa nhận cố ý làm trái như cấp sơ thẩm quy kết là chưa thấy được trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu tập đoàn nhà nước, do đó, không có căn cứ áp dụng quy định phấp luật để giảm hình phạt cho bị cáo Đinh La Thăng.

Việc gia đình bị cáo đã nộp biên lai 1 tỷ đồng cho bị cáo nhưng so với số tiền bị cáo phải khắc phục là không lớn nên không có căn cứ xem xét giảm nhẹ cho bị cáo. Đối với bị cáo Thực, với cương vị TGĐ PVN, là đại diện cho pháp luật PVN nên phải chịu trách nhiệm. Việc áp dụng hình phạt nghiêm khắc với bị cáo là cần thiết.

Tại tòa phúc thẩm, bị cáo Thực nhận thiếu sót, đã bồi thường. Bản thân bị cáo có nhiều đóng góp, gia đình có công với cách mạng, bản thân tuổi cao sức yếu, hiện đang điều trị tim mạch, từ khi nghỉ hưu vẫn tiếp tục nghiên cứu khoa học nên có cớ sở xem xét giảm nhẹ.

Xét kháng cáo của các bị cáo khác, các bị cáo này đều thực hiện hành vi phạm tội theo chỉ đạo của bị cáo Thăng và Thực. Riêng bị cáo Quý cho rằng không phạm tội cố ý nhưng trong phần tranh luận lại thừa nhận tội.

Một số bị cáo đã nộp tiền khắc phục, trong đó có bị cáo Khánh nộp hơn 7 tỷ đồng, có nhiều thành tích trong công tác, gia đình có công với cách mạng nên có cơ sở xem xét giảm một phần.

Bị cáo Vũ Đức Thuận cũng có căn cứ xem xét giảm nhẹ 1 phần hình phạt. Đối với bị cáo Lê Đình Mậu, quá trình thực hiện dự án Thái Bình 2, được bị cáo Quỳnh ủy quyền khi đi công tác trong 2 ngày, ngắn nên không nắm bắt được.

Cấp sơ thẩm đánh giá hành vi của bị cáo có mức độ là hoàn toàn chính xác. Bị cáo Mậu cũng được PVN có đơn xin giảm.. có cơ sở để xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Mậu. Bị cáo Tiến, xem xét vai trò có mức độ nên có căn cứ xem xét giảm nhẹ. Bị cáo Quý: mức án sơ thẩm xử 6 năm tù là nghiêm khắc, nên có căn xem xét gảm nhẹ cho bị cáo Quý.

Kháng cáo của bị cáo Thăng, Thuận, Chương… về phần dân sự là không có căn cứ để chấp nhận.

Đối với tội tham ô: tại tòa, các bị cáo đều khia nhận hành vi phạm tội, lời khai thống nhất các bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. HĐXX thấy hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng.

Hành vi của các bị cáo có sự cấu kết chặt chẽ với các đối tượng bên ngoài. Hành vi của các bị cáo là có tổ chức, là tình tiết tăng nặng nhưng cấp sơ thẩm đã k áp dụng, xem xét, có lợi cho các bị cáo. Số tiền chiếm đạot hơn 13 tỷ gây bất bình trong dư luận. HĐXX thấy cần giữ nguyên hình phạt với các bị cáo phạm tội tham ô.

Đối với kiến nghị của với ông Phan Ngọc Hiển là phù hợp. Vì các lẽ trên: đình chỉ xét xử đối với kháng cáo của Trương Quốc dũng về dân sự, Trịnh Hùng Cường, có hiệu từ ngày tuyên án phúc thẩm. Không chấp nhận kháng thay đổi tội danh với bị cáo Thăng và Thực. Không chấp nhận kháng cáo, giữ nguyên hình phạt với Chương, Nguyên, Minh, Thăng. Tuyên bố bị cáo Thăng, Thực cố ý.

Tuyên án bị cáo Đinh La Thăng và đồng phạm

15h chiều nay (14/5), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ tuyên án phúc thẩm đối với ông Đinh La Thăng, cựu chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên (HĐQT/HĐTV) Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), cùng 13 bị cáo trong vụ án xảy ra tại dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

Trước đó, trong phiên tòa sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã tuyên bị cáo Đinh La Thăng 13 năm tù tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo bản án sơ thẩm, bị cáo Đinh La Thăng cùng các bị cáo đều giữ vị trí chủ chốt trong tập đoàn kinh tế Nhà nước và khi được giao dự án mang tầm quan trọng chiến lược của Nhà nước đã lợi dụng vị trí đặc thù để gây sai phạm. Hành vi của các bị cáo làm chậm tiến độ, gây đội vốn hàng ngàn tỉ đồng ở dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

cuu chu tich pvn dinh la thang y an 13 nam cuu tgd phung dinh thuc giam 3 nam tu
Bị cáo Đinh La Thăng

Tại phiên tòa phúc thẩm, ông Thăng "thừa nhận có tội" nhưng không phải là tội như án sơ thẩm tuyên, nhận thấy "có thiếu trách nhiệm trong việc không kiểm tra đôn đốc kịp thời".

Ông Thăng cùng luật sư cũng nêu nhiều lập luận để chứng minh ông không cố ý làm trái và chỉ có "vai trò hạn chế" trong việc chỉ định thầu dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 cho PVC, chỉ đạo ký hợp đồng thi công tổng thầu EPC số 33, chỉ đạo tạm ứng tiền cho PVC, sử dụng tiền sai mục đích gây thiệt hại cho Nhà nước...

Khi đưa ra quan điểm về hướng giải quyết vụ án, đại diện VKSND Cấp cao tại Hà Nội nhận định không có căn cứ chấp nhận kháng cáo chuyển tội danh cho ông Thăng vì cho rằng không có tình tiết. Dù vậy, cơ quan công tố ghi nhận: "Căn bản nhất là bị cáo đã nhận thấy việc làm này là sai, nhưng việc nhận còn có mức độ".

VKSND Cấp cao đề nghị xem xét cho ông Thăng tình tiết giảm nhẹ là "khai nhận hành vi phạm tội".

Từ lúc xét hỏi cho tới khi tranh luận, ông Phùng Đình Thực (cựu tổng giám đốc PVN) cùng luật sư đã tập trung chứng minh ông không nhận được bốn văn bản do PVPower và PVC gửi về PVN.

Cựu chánh văn phòng PVN Hồ Công Kỳ cùng Phó chánh văn phòng Khương Văn Đạt được triệu tập đối chất trước tòa đã làm rõ.

Cuối cùng, VKS cho rằng không có đủ căn cứ kết luận ông Thực không nhận được các văn bản trên, bởi qua lời khai của các bị cáo khác thì việc ông này nói "không nhận được bốn văn bản là khó chấp nhận".

Tuy nhiên, tới cuối phần tranh luận, Phó viện trưởng VKSND Cấp cao Lê Tư Quỳnh cho hay có thông tin gia đình bị cáo Thực đã quyết định bán nhà (nhận đặt cọc một tỷ đồng) để khắc phục hậu quả cho bị cáo. Nếu đúng như vậy, theo ông Quỳnh, đây sẽ là tình tiết giảm nhẹ với ông Thực vì “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả”.

“VKS thấy không có đủ căn cứ miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo, nhưng có thể giảm nhẹ hình phạt ở mức tối đa”, cơ quan công tố nêu quan điểm.

Đối với cựu phó tổng PVN Nguyễn Quốc Khánh, cơ quan công tố cho rằng bị cáo đã khắc phục toàn bộ thiệt hại, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, phạm tội trong hoàn cảnh có nhiều lý do khách quan nên tiếp tục đề nghị giảm nhẹ hình phạt ở mức tối đa cho ông này.

Ông Nguyễn Ngọc Quý (cựu HĐTV PVC) cũng được VKS đề nghị giảm án tối đa vì tích cực tự nguyện khắc phục hậu quả.

Đặc biệt, cơ quan công tố còn kết luận sau khi đối đáp với các luật sư “đến thời điểm này, VKS thấy rằng vẫn có điều kiện để áp dụng tình tiết giảm nhẹ cho tất cả bị cáo”.

Đông A