|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Cục Thuế TP HCM xin ý kiến vụ truy thu thuế Sabeco vì ngoài thẩm quyền

07:18 | 11/01/2019
Chia sẻ
Cục thuế TP HCM kiến nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý kiến chỉ đạo về vụ truy thu thuế đối với Sabeco.
cuc thue tp hcm xin y kien vu truy thu thue sabeco vi ngoai tham quyen Thâu tóm Sabeco, ThaiBev 'leo lên lưng cọp'

Ngày 10-1, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019. Ông Trần Ngọc Tâm, Cục trưởng Cục Thuế TP HCM, đã trình bày tham luận, qua đó kiến nghị một số nội dung liên quan đến 2 doanh nghiệp là Tổng Công ty Cổ phần Bia rượu, nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và Unilever.

Ông Tâm kiến nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có chỉ đạo đối với việc truy thu thuế của 2 doanh nghiệp này vì ngoài thẩm quyền của Cục Thuế TP HCM.

cuc thue tp hcm xin y kien vu truy thu thue sabeco vi ngoai tham quyen
Cục Thuế TP HCM kiến nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý kiến chỉ đạo về vụ truy thu thuế đối với Sabeco - Ảnh: Minh Chiến

Trước đó, Cục Thuế TP HCM đã ra Quyết định số 1157 về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp trích từ tài khoản ngân hàng của Sabeco số tiền thuế và phạt nộp thuế chậm trả là hơn 3.140 tỉ đồng. Số tiền này được cưỡng chế từ tài khoản của Sabeco tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh 4.

Ngay sau đó, Sabeco đã có văn bản gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM để phản ứng về việc này. Sabeco cho rằng Cục Thuế TP HCM thực hiện việc cưỡng chế nói trên đã vi phạm pháp luật, mâu thuẫn với chính hướng dẫn bằng văn bản của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và Cục Thuế TP HCM cho vấn đề này. Trái ngược với phản ứng của doanh nghiệp, đại diện Cục Thuế TP HCM khẳng định việc ra quyết định cưỡng chế là đúng quy định.

Sau phản ánh của doanh nghiệp, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Tài chính, UBND TP HCM chỉ đạo Cục Thuế TP HCM chưa cưỡng chế hơn 3.100 tỉ đồng tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm hành chính đối với thuế tiêu thụ đặc biệt giai đoạn 2007 - 2015 của Sabeco.

Chỉ đạo của Thủ tướng được đưa ra trong bối cảnh các cơ quan liên quan đang trong quá trình xem xét, xử lý kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ tại Sabeco.

Xem thêm

Minh Chiến

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.