|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Cục Đường sắt phải nhờ bộ can thiệp vụ dỡ đường ray phân lô bán nền

17:47 | 18/04/2019
Chia sẻ
Cục Đường sắt Việt Nam cho biết đã kiểm tra thực tế vụ tháo dỡ đường sắt quốc gia, lấy đất Trạm vật tư đường sắt Dĩ An (Bình Dương) làm dự án nhà ở thương mại.
Cục Đường sắt phải nhờ bộ can thiệp vụ dỡ đường ray phân lô bán nền - Ảnh 1.

Ray thuộc mạng lưới đường sắt quốc gia được tháo dỡ từ năm 2015 tới nay - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo một cán bộ tham dự đoàn kiểm tra, 4 đường sắt nằm trong khu đất 6,3ha mặt tiền đường Lý Thường Kiệt ở Trạm vật tư đường sắt Dĩ An (TX Dĩ An, Bình Dương) đã được di dời và "dọn sạch" từ năm 2015.

"Dọn sạch" 4 đường sắt ở 6,3ha

Hiện phần đất đặt đường sắt làm thời Pháp vào thế kỷ 19 được phân lô bán nền, hình thành nên một khu dân cư có tên gọi là Dự án nhà ở thương mại đường sắt (gọi tắt Dự án nhà ở 6,3ha).

"Các đơn vị đang giải trình thêm chứng cứ. Nếu không trình được quyết định phê duyệt cấp có thẩm quyền, thì đó là tự ý quyết định tháo dỡ đường sắt quốc gia", một cán bộ tham gia cùng đoàn kiểm tra nói.

Còn một cán bộ đường sắt cho biết Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chỉ là đơn vị được nhà nước giao trông coi, quản lý tài sản đường sắt. "Thẩm quyền tháo dỡ đường sắt, chuyển đổi đất dành cho đường sắt phải được các bộ ngành hoặc cấp cao hơn quyết định", vị này phân tích.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một lãnh đạo Cục Đường sắt Việt Nam cho biết đã yêu cầu các đơn vị phải kiểm đếm vật tư, ray đã tháo dỡ từ năm 2015 để bảo quản tránh hư hỏng, thất thoát tài sản công.

Hết đất lắp đường ray đã tháo?

Trạm vật tư Dĩ An rộng 11,7ha, được chia thành hai khu: phía trước 6,3ha nơi có 4 đường sắt nằm sát mặt tiền đường Lý Thường Kiệt, còn phần đất phía sau còn lại gồm bãi hàng, kho xưởng.

Năm 2012 Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phê duyệt cơ cấu sử dụng 6,3ha trong tổng số 11,7ha dự kiến làm thương mại - dịch vụ, còn lại 5,4ha xây lại trạm vật tư.

Đơn vị này giao người đại diện vốn tại Công ty CP Vật tư đường sắt Sài Gòn phối hợp lựa chọn đối tác đầu tư dự án. Một năm sau, tỉnh Bình Dương giao Công ty TNHH Phát triển nhà xe lửa Dĩ An làm chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đường sắt rộng 6,3ha.

Cục Đường sắt phải nhờ bộ can thiệp vụ dỡ đường ray phân lô bán nền - Ảnh 2.

Các đường ray thời Pháp xây dựng từ thế kỷ 19 - Ảnh: ĐỨC PHÚ

Ngày 19-5-2015, ông Đới Sỹ Hưng - lúc bấy giờ là phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam - chấp thuận cho Công ty CP Vật tư đường sắt Sài Gòn "cải dịch" đường sắt nằm ở mặt tiền lùi sâu vào phía sau khu đất.

Từ đó, Công ty TNHH Phát triển nhà xe lửa Dĩ An tiếp nhận mặt bằng "sạch" ở mặt tiền đường Lý Thường Kiệt làm dự án nhà ở thương mại đường sắt rộng 6,3ha.

Theo hồ sơ thiết kế, Công ty CP Vật tư đường sắt Sài Gòn phải lắp lại 4 đường sắt đã tháo dỡ vào phía sau khu đất trạm vật tư có diện tích 4,8ha.

Nhưng năm 2015 khi tháo xong 4 đường sắt, doanh nghiệp này chỉ làm lại một đoạn nối từ ga Dĩ An đến Nhà máy xe lửa Dĩ An, còn ba đường còn lại đến nay vẫn không khôi phục mà xin thanh lý luôn!

Khu đất khoảng 4,8ha hiện doanh nghiệp đã chuyển nhượng quyền sử dụng cho công ty khác lập dự án nhà ở thương mại.

Để làm rõ hơn trách nhiệm các bên, Cục Đường sắt Việt Nam đề nghị đơn vị liên quan cung cấp đầy đủ hồ sơ pháp lý về sử dụng đất, kết cấu hạ tầng đường sắt do nhà nước đầu tư ở trạm vật tư. Đồng thời, cung cấp hồ sơ cổ phần, thoái vốn của Công ty CP Vật tư đường sắt Sài Gòn và dự án cải dịch đường sắt ở trạm vật tư, xây dựng nhà ở thương mại.

Cục Đường sắt Việt Nam cho biết sẽ báo cáo Bộ Giao thông vận tải về những khó khăn trong việc khôi phục 3 đường sắt mà Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho doanh nghiệp tháo dỡ, bởi hầu hết phần đất trạm vật tư đã được chuyển nhượng làm nhà ở thương mại. 

"Có thể bộ sẽ phải làm việc với địa phương để can thiệp dừng dự án phân lô bán nền để có đất lắp lại đường sắt đã tháo", một lãnh đạo Cục Đường sắt Việt Nam nói.

"Chia lửa" với ga Sóng Thần

Tuy tên gọi là "trạm vật tư" nhưng thực tế là "ga" hàng hóa Dĩ An có đủ điều kiện tổ chức xếp dỡ, lập tàu "chia lửa" với ga Sóng Thần (Bình Dương) cách đó khoảng 3km.

Một nhân viên điều độ chạy tàu khu vực phía Nam cho biết có thời điểm ga Sóng Thần quá tải kín đường đón, gửi tàu, các đơn vị đường sắt đã "điều" tàu qua trạm vật tư để xếp dỡ hàng hóa và lập tàu chở hàng tại đây.

Việc này nhằm giảm thời gian hàng trăm đoàn tàu mỗi năm phải giải thể ở những ga dọc đường ở Đồng Nai, Bình Thuận, Ninh Thuận cách Bình Dương, TP.HCM hàng trăm km.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Đức Phú - Tiến Long

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.