|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Công ty quản lý bay Việt Nam đang bị các hãng bay nợ hơn 577 tỷ đồng

11:56 | 14/10/2017
Chia sẻ
Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam cho biết đã sử dụng nhiều biện pháp để nhanh chóng thu hồi được công nợ, đặc biệt là công nợ điều hành bay qua. Tổng công ty đã báo cáo với Cục hàng không Việt Nam danh sách và tình hình thanh toán của các Hãng hàng không quốc tế khó đòi để can thiệp kịp thời khi cấp phép bay.

Theo báo cáo về tình hình quản lý, thu hồi và xử lý tồn đọng, khả năng thanh toán nợ trong 6 tháng đầu năm của Tổng Công ty quản lý bay Việt Nam (VATM), hiện tổng số nợ phải thu đến hết 30/6/2017 là gần 577,7 tỷ đồng, trong đó 99,7% là nợ phải thu của các khách hàng sử dụng dịch vụ điều hành bay của nước ngoài và ở Việt Nam.

Trong báo cáo gửi Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) và Bộ Tài chính về tình hình nợ đọng nói trên, VATM khẳng định số công nợ khó đòi của công ty này hiện vào khoảng 28 tỷ đồng, số này rơi vào các hãng đã sử dụng dịch vụ điều hành bay trong và ngoài nước nhưng đã dừng khai thác bay (phá sản hoặc không duy trì hoạt động bay nữa).

cong ty quan ly bay viet nam dang bi cac hang bay no hon 577 ty dong
Air Mekong và Indochina Airlines dù ngừng bay, bị cấm bay vẫn đang nợ món tiền đối với Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam

Trong tổng số nợ nói trên, số nợ phải thu dịch vụ điều hành bay qua của các hãng hàng không quốc tế hiện là lớn nhất khoảng 407 tỷ đồng, chiếm gần 71% tổng số nợ. Số nợ phải thu của dịch vụ điều hành bay quốc tế đi, đến là gần 71 tỷ đồng. Số nợ phải thu của dịch vụ điều hành bay mà các hãng hàng không trong nước còn nợ là 97,7 tỷ đồng (chiếm gần 17% tổng nợ).

Trong số các khoản công nợ tính đến thời điểm giữa năm 2017, nợ không có khả năng thu hồi là 9,4 tỷ đồng đây là số nợ của các hãng hàng không quốc tế và trong nước đã dừng bay, trong đó số nợ của khách hàng dừng bay trong nước là 3,5 tỷ đồng.

Theo Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, doanh nghiệp này không có nợ phải trả quá hạn bởi khả năng thanh toán nợ đến hạn của DN bằng 2,4 lần, lớn hơn 1, khả năng đảm bảo thanh toán nợ đến hạn thuộc hạng an toàn cao.

Báo cáo về Bộ GTVT và Bộ Tài chính, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam cho biết đã sử dụng nhiều biện pháp để nhanh chóng thu hồi được công nợ, đặc biệt là công nợ điều hành bay qua. Tổng công ty đã báo cáo với Cục hàng không Việt Nam danh sách và tình hình thanh toán của các Hãng hàng không quốc tế khó đòi để can thiệp kịp thời khi cấp phép bay.

Đặc biệt, trong số các khách hàng nợ tiền của VATM có hai trường hợp hãng bay trong nước đã bị rút giấy phép bay hoặc dừng bay chờ phá sản là: Công ty Cổ phần Hàng không Mê Kông - Air Mekong (Kiêng Giang) và Công ty Cổ phần Hàng không Đông Dương - Indochina Airlines (TP.HCM), VATM cho biết đến tháng 4/2017 Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Kiên Giang vẫn chưa nhận được hồ sơ xin giải thể của Air Mekong.

Đối với trường hợp tương tự của Indochina Airlines, VATM cũng chưa nhận được văn bản trả lời của Sở KH&ĐT TP.HCM với VATM. Chính vì vậy, với hai công ty còn có công nợ nói trên, VATM chưa đủ căn cứ để xóa nợ, số nợ hai hãng này vẫn nằm trong số nợ phải thu của Tổng công ty.

Về một công ty nước ngoài, VATM cho biết vừa làm việc với Cục Hàng không Ukraina yêu cầu hỗ trợ thu nợ và cung cấp thông tin của Hãng hàng không Aerosvit Airlines nhưng đến nay không nhận được câu trả lời của phía đối tác đã sử dụng phí dịch vụ. Chính vì vậy, VATM chưa thể xóa nợ cho hãng hàng không nói trên.

cong ty quan ly bay viet nam dang bi cac hang bay no hon 577 ty dong 'Giải cứu' vùng trời sân bay Tân Sơn Nhất

Ngày 27-4, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam cho biết đã chuyển đổi thành công vùng trời trong khu vực kiểm soát tiếp cận tại ...

Nguyễn Tuyền

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.