|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Công ty đầu tiên của MobiFone sắp giao dịch trên UPCoM đang hoạt động ra sao?

17:25 | 05/04/2019
Chia sẻ
Mới đây, HNX đã ban hành quyết định chấp thuận đăng kí giao dịch cổ phiếu của CTCP Dịch vụ kỹ thuật MobiFone (MobiFone Service). Đây là công ty liên kết do Tổng công ty Viễn thông MobiFone nắm giữ 31,26% vốn điều lệ.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa công bố quyết định chấp thuận đăng kí giao dịch cổ phiếu của CTCP Dịch vụ kỹ thuật MobiFone (MobiFone Service) với mã giao dịch MFS. Tổng số cổ phiếu MFS đăng kí giao dịch trên UPCoM là gần 7,1 triệu cp. Trước đó, tháng 12/2017, HNX cũng đã ban hành quyết định hấp thuận đăng kí giao dịch cổ phiếu của MobiFone Service.

MobiFone Service được thành lập vào tháng 1/2008 với mục tiêu cung cấp dịch vụ hạ tầng viễn thông. Vốn điều lệ ban đầu của công ty là 34,6 tỉ đồng. Trong giai đoạn 2009 – 2017, công thực hiện 5 lần tăng vốn thông qua hình thức phát hành cổ phiếu cho công nhân viên, đối tác chiến lược, cổ đông hiện hữu và trả cổ tức. Tính đến 17/10/2017, vốn điều lệ của công ty là 70,6 tỉ đồng.

Công ty đầu tiên của MobiFone sắp giao dịch trên UPCoM đang hoạt động ra sao? - Ảnh 1.

Cơ cấu cổ đông của MobiFone Service tính đến ngày 21/11/2018. Nguồn: CBNY

Tính đến 21/11/2108, công ty có ba cổ đông lớn, nắm giữ 44,84% vốn điều lệ của công ty, bao gồm hai tổ chức và một cá nhân. Theo đó, Tổng công ty Viễn thông MobiFone là cổ đông lớn nhất nắm giữ 31,26% vốn điều lệ của công ty. Một tổ chức khác là Công ty TNHH Thiên Việt sở hữu 6,25% vốn điều lệ, đây là đơn vị được thành lập vào tháng 2/1997 với hoạt động chính là cung cấp thiết bị và giải pháp phần mềm viễn thông tin học, kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên ngành viễn thông tin học. Cổ đông lớn cá nhân là ông Lê Dũng sở hữu 7,33% vốn điều lệ công ty. Được biết, cá nhân này không tham gia hội đồng quản trị và ban điều hành của công ty.

Về mạng lưới hoạt động, MobiFone Service có các chi nhánh tại Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Đồng Nai.

Công ty đầu tiên của MobiFone sắp giao dịch trên UPCoM đang hoạt động ra sao? - Ảnh 2.

Nguồn: CBNY

Kết quả kinh doanh của MobiFone Service trong hai năm gần đây, tổng doanh thu thuần năm 2018 của công ty đạt 627 tỉ đồng, giảm 33,32% so với năm trước đó; lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 28,4 tỉ đồng, tăng 8,02% so với năm 2017. Theo giải trình của công ty, việc sụt giảm mạnh doanh thu trong năm vừa qua do công ty cơ cấu lại các mảng kinh doanh hàng hóa và dịch vụ, trong đó giảm doanh thu hàng hóa có biên lợi nhuận thấp.

Công ty đầu tiên của MobiFone sắp giao dịch trên UPCoM đang hoạt động ra sao? - Ảnh 3.

Nguồn: Phan Quân tổng hợp

Cơ cấu doanh thu của công ty trong năm 2018, hoạt động cung cấp dịh vụ vụ chăm sóc khách hàng chiếm tỉ trọng cao nhất với 33,52%, tương ứng giá trị 210 tỉ đồng. Được biết, MobiFone Service là một trong ba đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng cho MobiFone.

Tính đến 31/12/2018, tổng tài sản của MobiFone Service là 263 tỉ đồng, giảm 125 tỉ đồng so với đầu kì.

Định hướng hoạt động trong những năm tiếp theo, MobiFone Service định hướng phát triển, cung cấp các dịch vụ Mobile Marketing, truyền hình di động, Video Streaming, cổng thanh toán điện tử, thương mại điện tử và trung tâm xử lý khủng hoảng truyền thông.

Công ty đầu tiên của MobiFone sắp giao dịch trên UPCoM đang hoạt động ra sao? - Ảnh 4.

Nguồn: CBNY

Năm 2019, Hội đồng Quản trị của công ty đặt kế quả doanh thu 684 tỉ đồng, tăng 9,1% so với năm 2018; lợi nhuận sau thuế 29,8 tỉ đồng, tăng 5%. Tỷ lệ trả cổ tức là 15%, tương đương mức chi trả trong hai năm trước đó. Định hướng đến năm 2020, công ty đặt chỉ tiêu doanh thu trên 1.000 tỉ đồng, trong đó doanh thu dịch vụ ngoài MobiFone chiếm tỉ trọng 50%.

Về tình hình nhân sự cấp cao tại công ty, cuối tháng 12/2018, ông Nguyễn Mạnh Hùng xin thôi chức Chủ tịch HĐQT của công ty. Theo đó, công ty bổ nhiệm tạm thời ông Tường Duy Phúc giữ chức Chủ tịch HĐQT kể từ ngày 20/12/2018. Ông Phúc đang nắm giữ 995.946 cổ phần, trong đó sở hữu cá nhân là 2.346 cổ phần và đại diện cho Tổng công ty Viễn thông MobiFone là 993.600 cổ phần.

Phan Quân

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.