|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Cơ sở nào để Viettel Post đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 29% năm 2021?

17:35 | 19/04/2021
Chia sẻ
Viettel Post là một trong những đơn vị logistics sở hữu hạ tầng lớn trên nền tảng công nghệ cao, đồng thời thị trường thương mại điện tử vẫn còn nhiều dư địa phát triển.

Thị trường vừa chứng kiến làn sóng bán ròng của khối ngoại thời gian qua. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, nhà đầu tư nước ngoài không phải lúc nào cũng đúng. Đơn cử như cổ phiếu của Tập đoàn Hoà Phát (HPG) hay DIG, ACB.

Một trường hợp đáng lưu ý trong thời gian qua là cổ phiếu của Tổng CTCP Bưu chính Viettel (Viettel Post) (mã: VTP). Bởi dòng tiền trong nước vẫn cho thấy đang rất "ưa thích" cổ phiếu VTP và là động lực chính  giúp cổ phiếu không điều chỉnh sâu sau đạt đỉnh. Vậy Viettel Post có gì hấp dẫn nhà đầu tư?

Quý I/2021 tăng trưởng ấn tượng                

Theo báo cáo kết quả kinh doanh sơ bộ quý I, Viettel Post ước đạt doanh thu 5.100 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm trước trong đó sản lượng chuyển phát đã tăng 16%. Lợi nhuận trước thuế cũng tăng trưởng 10% so với quý 1/2020, đạt 134 tỷ đồng.

Doanh thu tăng mạnh hơn lợi nhuận do đóng góp từ doanh thu bán thẻ điện thoại vốn có biên lợi nhuận thấp từ 300.000 điểm bán hàng mà Viettel Post nhận từ Viettel Telecom vào cuối quý I/2020

Dù vậy, lãi trước thuế vẫn tăng trưởng mạnh tới 38% so với quý trước; đồng thời, biên lợi nhuận cũng được cải thiện rõ rệt nhờ các sáng kiến tự động hóa và quản lý chi phí hiệu quả.

Theo đánh giá của CTCK Bản Việt (VCSC), kết quả kinh doanh quý I/2021 của Viettel Post khởi sắc hơn so với kỳ vọng. Có thể thấy, trên thực tế, dịch COVID-19 không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động giao hàng của doanh nghiệp này mà còn giúp sản lượng đơn hàng thương mại điện tử tăng cao , trong khi bảng giá thấp đến tháng 8/2020 mới có hiệu lực.

Năm 2021, Viettel Post lên kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng với mục tiêu doanh thu đạt 21.400 tỷ đồng và 620 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tương ứng tăng trưởng 24% và 29% so với năm trước. Động lực chủ yếu dựa trên tăng trưởng sản lượng chuyển phát và đóng góp gia tăng từ các mảng ngoài chuyển phát như e-fulfillment.

Sở hữu hạ tầng "đồ sộ" trên nền tảng công nghệ cao

Viettel Post hiện đã phủ 100% mạng lưới chuyển phát kể cả các huyện đảo trên toàn lãnh thổ Việt Nam với gần 680 bưu cục, 300 đại lý nhận chuyển phát thư hàng trên toàn quốc và gần 1000 phương tiện vận chuyển đủ trọng tải đảm bảo phục vụ khách hàng kịp thời, nhanh, an toàn.

Công ty phấn đấu sẽ trở thành doanh nghiệp logistics số 1 Việt Nam dựa trên nền tảng công nghệ cao vào năm 2025. Ứng dụng gọi xe, giao hàng trực tuyến MyGo và sàn thương mại điện tử Vỏ sò đã minh chứng cho công cuộc chuyển dịch số mạnh mẽ của Viettel Post.

Khác với các ứng dụng gọi xe đã có mặt trên thị trường như Grab, GoJe …, MyGo chọn phân khúc chuyển hàng thay vì chở người. 

Từ nền tảng "Gọi xe và Giao hàng trực tuyến", MyGo đã chuyển mình trở thành một sàn vận chuyển đa phương thức với các dịch vụ giao hàng xe máy; giao hàng xe tải với nhiều hình thức gửi kiện, gửi lô, nguyên chuyến; vận tải quốc tế Forwarding; với tổng lượng giao dịch khoảng 6 triệu đơn hàng mỗi tháng.

Như vậy, MyGo không chỉ là giải pháp vận chuyển hàng lớn mà còn giúp kết nối nguồn lực sẵn có, từ đó tiết kiệm chi phí cho khách hàng cũng như tối ưu năng suất cho các nhà xe.

Trong khi đó, Voso.vn là trang thương mại điện tử mua bán hàng hóa trực tuyến với thế mạnh là các sản vật, đặc sản ở khắp mọi miền đất nước. Vỏ  hợp tác trực tiếp với các nhà sản xuất trong nước và nước ngoài, người nông dân cung cấp sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng không qua trung gian, tăng tỷ suất lợi nhuận để có tỷ lệ hoa hồng cao chi trả cho đại lý.

Điều đáng nói là Vỏ sò đã và đang mang lại lợi thế cạnh tranh cho nhiều sản vật của Việt Nam trên thị trường hiện nay. Mục tiêu của Viettel Post là biến Vỏ sò trở thành sàn thương mại điện tử hàng đầu về đặc sản và hàng tiêu dùng tại các thị trường Viettel có mặt.      

Thương mại điện tử vẫn còn nhiều dư địa phát triển

Các nền tảng thương mại điện tử đang chiếm thị phần từ những người bán không dùng nền tảng (thương mại điện tử trên mạng xã hội, thương mại điện tử trên trang web độc lập...), khi các tên tuổi lớn như Tiki, Shopee, Sendo và Lazada đã tích cực phát triển tệp khách hàng của họ bằng cách tập trung xuất hiện trong nhiều kênh quảng cáo (như ti vi, nền tảng mạng xã hội…) và cải thiện trải nghiệm người dùng khi mua sắm trực tuyến.

Các nền tảng hiện tập trung vào việc cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm để tăng cơ hội bán hàng, đi kèm với nhiều ngày mua sắm đặc biệt (như các ngày khuyến mại Shopee 9.9, 10.10, 11.11, 12.12 giảm giá mạnh nhiều sản phẩm) để thu hút sự tương tác của khách hàng và khiến doanh số bán hàng tăng mạnh hơn.

Không bất ngờ khi các công ty chuyển phát lớn như Viettel Post hay VNPost bắt đầu tập trung hơn vào việc phục vụ các nền tảng thương mại điện tử này, mặc dù giá có thể thấp hơn nhưng lại sở hữu sản lượng lớn.          

Cơ sở nào để Viettel Post đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 29% năm 2021?       - Ảnh 1.

SSI Research cho rằng, tỷ suất lợi nhuận tổng thể về dài hạn của các doanh nghiệp này sẽ không giảm đi ngay kể cả khi giá vận chuyển cho sàn thương mại điện tử thấp hơn đơn giá thông thường.

Nhìn vào trường hợp của Giao hàng tiết kiệm (GHTK) - một công ty chuyển phát nhanh chưa niêm yết, phục vụ phần lớn cho Shopee. 


Điều này thể hiện tính kinh tế có quy mô khối lượng lớn hoàn toàn có thể bù đắp mức giá thấp khi vận hành một nền tảng thương mại điện tử SSI Research kỳ vọng thị trường thương mại điện tử sẽ trở lại tốc độ tăng trưởng bình thường trong dài hạn là 20% so với cùng kỳ và đạt 17,9 tỷ USD về quy mô thị trường. 


Bộ phận phân tích này tin rằng Viettel Post sẽ giữ được 28% thị phần do doanh thu chuyển phát nhanh đạt 10.000 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ.


Tỷ suất lợi nhuận gộp có thể cải thiện lên 9,5%, khi đạt được quy mô kinh tế lớn hơn tại thời điểm thị phần ổn định hơn. Mảng thương mại ước tính sẽ tăng 3% so với cùng kỳ, theo lạm phát.

 

Bích Thu