Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: BID và VCB dẫn đầu giảm giá, vốn hóa toàn ngành bốc hơi hơn 21.000 tỉ đồng
11/19 cổ phiếu ngân hàng giảm giá
Tính chung 5 ngày giao dịch tuần qua (7/9 - 11/9), số lượng cổ phiếu ngân hàng giảm giá chiếm áp đảo với 11/19 mã. Trong đó, BID cổ phiếu giảm mạnh nhất ngành với mức giảm 3,9%.
Ngoài BID một số cổ phiếu ngân hàng khác cũng ghi nhận mức giảm khá mạnh như VCB (-3,1%), VPB (-2,6%), TCB (-2,5%) và EIB (-2,1%),...
Ngược lại, chỉ có 4 mã ngân hàng tăng giá trong tuần với NVB tăng mạnh nhất (6%). Cùng với NVB thì SHB cũng ghi nhận mức tăng 4,3%, HDB và BAB tăng lần lượt 2,2% và 0,6%.
4 mã đứng giá trong tuần gồm có: KLB, LPB, TPB và BVB.
Xu hướng giảm giá của các cổ phiếu ngân hàng diễn ra trong bối cảnh thị trường chung có dấu hiệu hạ nhiệt sau nhiều tuần tăng liên tục.
Kết thúc tuần qua,VN-Index giảm 12,57 điểm (-1,39%) xuống 888,97 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 9,6% lên 34.557 tỉ đồng, khối lượng giảm 0,04% xuống 1.714 triệu cổ phiếu.
HNX-Index tăng 0,06 điểm (+0,05%) lên 122,207 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX giảm 26,4% xuống 3.049 tỉ đồng, khối lượng giảm 15,8% xuống 258 triệu cổ phiếu.
Vốn hóa toàn ngành giảm gần 21.180 tỉ đồng
Đóng cửa ngày giao dịch 11/9, giá trị vốn hóa của 19 ngân hàng niêm yết và giao dịch trên UPCoM dừng ở hơn 945.371 tỉ đồng, giảm 21.177 tỉ đồng so với mức chốt tuần trước, tương ứng giảm 2,2%.
Trong đó, vốn hóa Vietcombank và BIDV giảm lần lượt hơn 9.600 tỉ đồng và 6.600; vốn hóa Techcombank giảm hơn 1.900 tỉ đồng; VietinBank và VPBank cũng ghi nhận mức giảm vốn hóa gần 1.500 tỉ đồng.
Kết thúc tuần qua, Vietcombank tiếp tục là ngân hàng có vốn hóa lớn nhất thị trường ở mức 304.241 tỉ đồng, gấp gần 1,9 lần BIDV và 3,2 lần VietinBank.
Ngược lại, NCB, Viet Capital Bank và Kienlongbank là ba ngân hàng có vốn hóa thấp nhất ngành, lần lượt ở mức 3.404 tỉ đồng, 3.330 tỉ đồng và 3.205 tỉ đồng..
STB dẫn đầu thanh khoản toàn ngành
Dù có thêm 1 ngày giao dịch so với tuần trước nhưng thanh khoản toàn ngành ngân hàng chỉ tăng 0,1% lên hơn 267,1 triệu đơn vị, trong khi giá trị giao dịch giảm 8,8% xuống mức 5.249 tỉ đồng.
Trong tuần, STB là cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất với gần 32,8 triệu đơn vị. Xếp tiếp sau STB lần lượt là ACB với hơn 29,1 triệu cp, VPB hơn 28,7 triệu cp, SHB hơn 26,8 triệu cp, TCB gần 25,6 triệu cp, CTG hơn 23,5 triệu cp, MBB hơn 22,2 triệu cp và LPB gần 22 triệu cp...
Xét về giá trị, VPB cổ phiếu ngân hàng có giá trị giao dịch cao nhất với gần 647 tỉ đồng. Đứng sau VPB là ACB (hơn 605 tỉ đồng), CTG (hơn 597 tỉ đồng), TCB (gần 550 tỉ đồng), VCB (hơn 528 tỉ đồng),....
Thanh khoản CTG, BID và VCB giảm mạnh
Tuần qua ghi nhận sự gia tăng thanh khoản của 11/19 mã ngân hàng. Trong đó, cổ phiếu VBB có khối lượng giao dịch đạt hơn 13.000 đơn vị, gấp 8 lần tuần trước.
Ngoài VBB, một số mã ngân hàng khác cũng ghi nhận mức tăng thanh khoản trên 100% như EIB (tăng 187%), BAB (tăng 160%), TCB (tăng 109,5%).
Ngược lại, chỉ có 8 mã ngân hàng sụt giảm thanh khoản trong tuần. Trong đó, khối lượng giao dịch CTG giảm mạnh nhất (hơn 56%) với chỉ 23,5 triệu cp được giao dịch.
Cùng với CTG, khối lượng giao dịch của TPB, VIB, BID và VCB cũng giảm hơn 20% trong tuần.
Giao dịch thỏa thuận khủng tại TCB
Xét về phương thức giao dịch, tuần qua có gần 221,6 triệu cổ phiếu ngân hàng được giao dịch theo phương thức khớp lệnh trên sàn, tương ứng với giá trị giao dịch đạt 4.407 tỉ đồng, chiếm 83% về khối lượng và 84% về giá trị.
Hơn 45,5 triệu cp còn lại được giao dịch theo hình thức thỏa thuận với giá trị đạt 842 tỉ đồng.
TCB có khối lượng giao dịch thỏa thuận lớn nhất ngành với xấp xỉ 15,8 triệu đơn vị, chiếm 62% tổng lượng cổ phiếu này được giao dịch trong tuần. Toàn bộ lượng cổ phiếu TCB này được giao dịch thỏa thuận vào ngày 7/9 và 8/9 với giá trị đạt hơn 340 tỉ đồng, tương ứng giá bình quân gần 21.600 đồng/cp.
SHB và VPB cũng gây chú ý trong tuần qua với khối lượng giao dịch thỏa thuận đạt lần lượt 7,9 và 7,2 triệu đơn vị.
Ngoài các mã trên, giao dịch thỏa thuận cũng diễn ra "sôi động" tại nhiều mã ngân hàng khác như EIB (hơn 4triệu cp), LPB (gần 3,8 triệu cp), BAB (hơn 2,5 triệu cp) và MBB (2 triệu cp);...