|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Có nên bỏ hết tiền mặt vào tài khoản tiết kiệm?

08:00 | 14/01/2019
Chia sẻ
Người quản lý quỹ đầu tư phòng hộ lớn nhất thế giới Ray Dalio cho rằng, bỏ hết tiền mặt vào tài khoản tiết kiệm không phải là một quyết định thông minh.

Theo thống kê của Forbes, ông Ray Dalio ở hữu khối tài sản ước tính 18 tỷ USD. Ông là nhà sáng lập Bridgewater Asociates - quỹ đầu tư phòng hộ lớn nhất thế giới, quản lý khoảng160 tỷ USD.

co nen bo het tien mat vao tai khoan tiet kiem
Tỷ phú Ray Dalio được đánh giá là "ông trùm" đầu cơ, và là nhà sáng lập quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới Bridgewater Asociates.

Ông Ray Dalio đã thành lập Bridgewater Asociates ngay tại một căn hộ nhỏ tại New York từ năm 1975. Kể từ khi thành lập đến năm 2017, Bridgewater Asociates đã thu về khoản lợi nhuận ròng lớn nhất đối với một quỹ phòng hộ, theo LCH Investments.

Tỷ phú Ray Dalio cho rằng, tiền của bạn vẫn có thể "hoạt động" trong lúc bạn còn đang ngủ, và đây là cách giúp bạn độc lập về tài chính và nghỉ hưu trong an nhàn, sung túc.

Nhà đầu tư tài ba này chia sẻ một công thức gồm 3 bước cơ bản dành cho những người mới bước vào con đường đầu tư.

Bước 1: Quyết định về số tiền mà bạn có thể tích trữ

Tỷ phú Ray Dalio quan niệm: Tiết kiệm cũng tương tự như sự tự do và sự an toàn. Vấn đề nằm ở chỗ bạn cần sự tự do và an toàn ở mức nào?

Hãy tự hỏi bản thân mình rằng "Tôi có thể nhận được bao nhiêu tiền tiết kiệm mà không có thu nhập? Tôi cần bao nhiêu tháng hay bao nhiêu năm để có sự tự do và an toàn?" và đảm bảo rằng bạn có nhiều hơn thế", ông Ray Dalio đưa ra lời khuyên.

"Khi bắt đầu làm việc, tôi đã làm việc để có được 6 tháng tự do tiết kiệm và sự an toàn, sau đó vài năm, tôi bắt đầu nghĩ về nhu cầu của con mình trong tương lai và tôi đã tính toán về con số đó", Dalio giải thích. "Tôi đã tiết kiệm để có được số tiền đó. Tôi khuyên bạn cũng nên làm như vậy."

Bước 2: Tạo danh mục đầu tư đa dạng

Sau khi đã tích luỹ được một món tiền, theo ông Ray Dalio, bước tiếp theo là bạn nên tính toán xem nên dùng số tiền đó để làm gì.

Tích trữ tất cả số tiền mặt của bạn trong tài khoản tiết kiệm không phải là một quyết định thông minh, bởi giá trị của đồng tiền sẽ bị ảnh hưởng bởi lạm phát.

Tỷ phú Ray Dalio phân tích: Ở thời điểm này, lãi suất trung bình cho một tài khoản tiết kiệm chỉ là 0,10%, theo dữ liệu từ Bankrate, có nghĩa là bạn chỉ kiếm được vài xu cho mỗi USD bạn tiết kiệm. Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng - được sử dụng để đo lường mức độ lạm phát (chi phí lên cao của hàng hóa và dịch vụ), đã tăng 2,7% trong năm ngoái, đó là chưa kể tới khoản thuế phải đóng cho cho số tiền đang tích trữ.

Để khoản tiền tiết kiệm của bạn không bị mất giá trị, lựa chọn thông minh nhất là đầu tư vào một danh mục tài sản đa dạng có giá trị tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát, chẳng hạn như cổ phiếu, trái phiếu hay bất động sản, ông Dalio gợi ý.

Vị tỷ phú này cũng đưa ra một danh mục đầu tư điển hình là: 50% trái phiếu và 50% cổ phiếu. Đồng thời, ông Ray Dalio cũng lưu ý nhà đầu tư nên phân bổ và cân bằng rủi ro cho mỗi khoản đầu tư.

Bước 3: Tìm hiểu chu kỳ dài hạn của thị trường

Theo tỷ phú Ray Dalio, các nhà đầu tư cần tìm hiểu diễn biến lịch sử của nền kinh tế và thị trường chứng khoán. Nếu khó tìm kiếm cơ hội đầu tư đúng

thời điểm thì nhà đầu tư có thể học cách đầu tư theo chu kỳ của thị trường.

Ông khuyên nhà đầu tư hãy tìm hiểu về việc mua vào khi những người khác muốn bán ra, và học cách bán ra khi mọi người đang đổ xô mua vào.

Ví dụ, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, thị trường chứng khoán Mỹ cuối cùng đã phục hồi sau thời kỳ suy thoái kinh tế và bước vào thị trường tăng trưởng dài nhất trong lịch sử tài chính hiện đại. 10 năm sau sự sụp đổ của Lehman Brothers, S&P 500 đã tăng tới 130%.

Nhiều nhà đầu tư quá thận trọng, cảnh giác đối với số tiền họ bỏ ra để mua cổ phiếu sau cuộc khủng hoảng và đã bỏ lỡ cơ hội thu về mức lợi nhuận lớn, ông Ray

Dalio nêu thực tế, và lưu ý các nhà đầu tư hãy tìm hiểu kỹ về những diễn biến có tính chu kỳ của thị trường.

Xem thêm

Trần Ngọc

'Tăng trưởng GDP 2025 đạt 8%, 2026 - 2030 đạt 10%, Việt Nam sẽ thoát bẫy thu nhập trung bình'
Theo TS. Cấn Văn Lực, năm 2025 phải phấn đấu để đạt mức tăng trưởng ít nhất 8% và giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng hai con số khoảng 10% thì Việt Nam mới có thể vượt bẫy thu nhập trung bình, đạt mục tiêu đến 2045 trở thành nước thu nhập cao và có nền tảng công nghiệp hiện tại.