|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Chuyên gia đề xuất tăng cường kiểm soát dịch, khách bay cần có xét nghiệm âm tính phòng Omicron xâm nhập

12:03 | 09/12/2021
Chia sẻ
Trước nguy cơ biến chủng Omicron, chuyên gia nhấn mạnh việc tăng cường kiểm soát dịch bệnh, đồng thời bổ sung quy định yêu cầu mọi khách bay nội địa phải có kết quả xét nghiệm âm tính trong 72 giờ.

Người nhập cảnh đã tiêm đủ vắc xin không cần cách ly tập trung, thêm thuận lợi cho mở đường bay quốc tế

Trải qua thời gian dài đóng cửa vì dịch bệnh COVID-19, việc mở lại đường bay quốc tế vào thời điểm này là điều cần thiết để phục hồi kinh tế. Tại châu Á, Singapore tiên phong mở đường bay đi một số nước từ đầu tháng 9. Một số nước như Thái Lan, Nhật Bản cũng đã kêu gọi nối lại các đường bay quốc tế để cứu hàng không, giao thương hàng hóa.

Với Việt Nam, mới đây Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) kiến nghị Chính phủ khôi phục các chuyến bay quốc tế thường lệ trên 9 đường bay từ 15/12. Kế hoạch này chia làm hai giai đoạn, giai đoạn 1 thực hiện trong 2 tuần từ 15/12, giai đoạn 2 từ tháng 1/2022.

Tại cuộc họp chiều 8/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu chỉ đạo người nhập cảnh tiêm đủ liều vắc xin sẽ không phải cách ly tập trung. Đây cũng được coi là một trong những quyết định quan trọng tạo thuận lợi cho việc mở lại đường bay quốc tế.

Chuyên gia đề xuất  - Ảnh 1.

Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Chính phủ khôi phục các chuyến bay quốc tế thường lệ trên 9 đường bay từ 15/12. (Ảnh: TTXVN).

Trước đó trong văn bản của Bộ GTVT gửi Văn phòng Chính phủ kiến nghị các giải pháp khôi phục việc khai thác hàng không quốc tế, các hãng hàng không cũng đề xuất dỡ bỏ quy định cách ly đối với hành khách đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19, có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ trước chuyến bay.

Về phía các hãng hàng không, trong văn bản gửi Thủ tướng đề nghị cho phép sớm mở lại đường bay quốc tế, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietnam Airlines Đặng Ngọc Hòa nêu hàng loạt rủi ro nếu không sớm mở lại đường bay quốc tế.

Theo văn bản của Vietnam Airlines, trên cơ sở thực hiện mục tiêu kép về phòng, chống dịch và phát triển kinh tế, việc mở cửa dần cho khách quốc tế từ các khu vực có tỷ lệ tiêm vắc xin cao, kiểm soát dịch bệnh tốt là rất cần thiết. Nếu chậm triển khai, Việt Nam mất lợi thế cạnh tranh về điểm đến, không chỉ với khách du lịch mà còn với các nhà đầu tư.

Các doanh nghiệp trong ngành hàng không, du lịch suy yếu, có thể dẫn đến phá sản, mất khả năng cạnh tranh với các hãng, các doanh nghiệp trong khu vực, khiến việc phục hồi sau đại dịch sẽ vô cùng khó khăn.

Tính chung 10 tháng năm 2021, tổng thị trường vận tải hàng không chỉ đạt 13,4 triệu lượt khách, bằng 22,5% so với trước đại dịch (năm 2019). Riêng giai đoạn từ khi đợt dịch lần thứ 4 bùng phát (từ tháng 5/2021 đến giữa tháng 11), tổng khách vận chuyển chỉ đạt 2,1 triệu lượt khách, chỉ bằng 5,8% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, khách quốc tế chỉ bằng 1% so với năm 2019 và khách nội địa đạt 10% so với năm 2019.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Tổng giám đốc Vietjet Air cho rằng, nhu cầu mở lại các đường bay quốc tế hiện nay là rất cần thiết, đặc biệt là với các quốc gia đã và đang hoàn thành việc tiêm vắc xin phòng ngừa COVID-19.

Đề xuất tăng cường kiểm soát dịch, khách bay cần có xét nghiệm âm tính

Về lo ngại của biến chủng Omicron có ảnh hưởng đến tiến độ mở lại đường bay quốc tế, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Võ Huy Cường cho biết: "Chúng ta vẫn phải tích cực chuẩn bị để có thể triển khai ngay khi Bộ Y tế có những quy định cụ thể về cách ly cũng như đàm phán xong với các quốc gia mà chúng ta kết nối".

Cũng theo ông Võ Huy Cường, với biến chủng Omicron, Cục Hàng không Việt Nam chỉ đề nghị Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Thủ tướng cho phép không thực hiện các chuyến bay, bao gồm cả chuyến bay cứu trợ từ 10 quốc gia châu Phi đến Việt Nam. Chuyến bay đến từ các nước khác vẫn triển khai bình thường. Không chỉ Việt Nam, các nước khác cũng đang tiến hành như vậy.

Chuyên gia đề xuất tăng cường kiểm soát dịch, khách bay cần có xét nghiệm âm tính phòng Omicron xâm nhập - Ảnh 2.

Biến chủng Omicron được dự báo có khả năng lây lan nhanh hơn chủng Delta. (Ảnh: AFP).

Dưới góc độ chuyên gia, TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng giải pháp trước mắt cần kiểm soát chặt việc nhập cảnh, hạn chế nguy cơ biến chủng Omicron xâm nhập Việt Nam. Ông cũng cho biết luôn ủng hộ mở lại đường bay càng sớm càng tốt đi kèm với các quy định phòng dịch chặt chẽ, bởi đó không chỉ giúp làm sống lại ngành hàng không, mà còn giúp kinh tế vững bước trên đường phục hồi. 

Trong khi đó, PGS.TS Ngô Trí Long nhấn mạnh trong bối cảnh đại dịch chưa chấm dứt, khách bay nội địa hay bay quốc tế đều cần phải có xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ. Đó là một trong những yếu tố để Việt Nam tránh được kịch bản bùng dịch và khi Việt Nam là một điểm đến an toàn thì việc mở lại đường bay sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ đó.

Về mức độ nguy hiểm của biến chủng Omicron, Bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia dịch tễ học, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP HCM thiên về nhận định "biến chủng càng thuần với người thì càng hiền".

"Dữ liệu cho thấy số ca ở Nam Phi tăng vọt do chủng Omicron nhưng số liệu nhập viện thấp hơn hơn so vào những sóng dịch lần trước. Theo quy luật sinh học, virus càng thuần với con người thì càng lây nhanh và càng nhẹ. Việc cần làm là bình tĩnh, luôn tuân thủ 5K và tiêm đủ vắc xin , bác sỹ Khanh khuyến cáo. 

Anh Đào

Bách Hoá Xanh lên tiếng vụ nhập hàng từ cơ sở sản xuất giá đỗ ngâm hoá chất
Bách Hoá Xanh cho biết đã lập tức thu hồi và ngưng bán toàn bộ hàng hóa của nhà cung cấp này cũng như tiến hành kiểm nghiệm lại tất cả sản phẩm giá đỗ đang cung cấp cho chuỗi.