|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Chứng khoán Châu Á đồng loạt đỏ lửa sau tin Thượng đỉnh Mỹ - Triều không đạt được thỏa thuận

15:10 | 28/02/2019
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán Hàn chịu đòn nặng nề nhất sau khi Nhà Trắng thông báo Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều bị cắt ngắn mà không đạt được thỏa thuận nào.

Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 1,76%, đóng cửa ở 2.195,44 điểm.

Chỉ số Kosdaq giảm 2,78% xuống 731,25 điểm.

Cổ phiếu của tập đoàn công nghiệp khổng lồ Samsung Electronics và nhà sản xuất chip SK Hynix giảm lần lượt 3,53% và 5,02%.

Giá cổ phiếu của những công ty khả năng bị ảnh hưởng bởi Triều Tiên cũng giảm sâu, như Hyundai Elevator mất 18,55%.

Đồng won Hàn Quốc giảm 0,42% xuống 1.121,9 won/USD, mức cao nhất trong ngày là 1.115,8 won/USD.

Ở các thị trường Châu Á khác như Trung Quốc, thị trường giằng co mạnh trong ngày. Kết phiên, chỉ số Shanghai Composite mất 0,44% xuống 2.940,95 điểm. Chỉ số Shenzhen Composite tăng 0,351% lên 1.546,33 điểm.

Chứng khoán Châu Á đồng loạt đỏ lửa sau tin Thượng đỉnh Mỹ - Triều không đạt được thỏa thuận - Ảnh 1.

Diễn biến các chỉ số chứng khoán tại châu Á. Nguồn: CNBC.

Chỉ số Hang Seng giảm hơn 0,4% trong giờ giao dịch cuối cùng buổi chiều.

Hoạt động của các nhà máy Trung Quốc sụt giảm trong tháng 2, đây là tháng giảm thứ ba liên tiếp. Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức của tháng 2 là 49,2 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2016

Chỉ số Nikkei 225 và Topix của Nhật Bản cùng giảm 0,79% xuống còn lần lượt 21.385,16 điểm và 1.607,66 điểm.

Tại Việt Nam, chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 24,8 điểm, tương đương 2,5%.

Trong một diễn biến khác, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã kết thúc sớm hơn dự kiến mà không đạt được thỏa thuận nào. Hai nhà lãnh đạo thậm chí không ăn trưa cùng nhau như dự kiến. Thị trường chứng khoán Hàn Quốc đã lập tức giảm sâu sau khi tin này được công bố.

Y Vân

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.