|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Chủ tịch KPMG VN: 'Hiệp định thương mại cung cấp cơ hội chứ không phải đưa ra giải pháp'

11:27 | 20/03/2018
Chia sẻ
Ông Warrick Cleine, Chủ tịch KPMG Việt Nam nhận định Hiệp định thương mại cung cấp cơ hội chứ không thể đưa ra giải pháp. Chúng ta cần có những hành động đáp ứng tiêu chuẩn mà các nước nhập khẩu đưa ra. Thế giới không chỉ có Hoa Kỳ, CPTPP là cơ hội tiếp cận nhiều thị trường mới.
 
hiep dinh thuong mai cung cap co hoi chu khong phai dua ra giai phap Hàng hoá CPTPP sắp vào với thuế 0%: Có lo Việt Nam kém cạnh tranh, thành thị trường tiêu thụ?
hiep dinh thuong mai cung cap co hoi chu khong phai dua ra giai phap Mỹ thăm dò ký hiệp định thương mại song phương với Việt Nam

CPTPP sẽ tiếp tục mở ra cho doanh nghiệp hai cơ hội lớn

Tại hội thảo kinh tế Việt Nam 2018: "Cơ hội đột phá tăng trưởng kinh doanh" diễn ra vào sáng 20/3, các chuyên gia kinh tế khẳng định CPTPP sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế to lớn, bổ sung động lực cho mô hình tăng trưởng dựa trên đầu tư và xuất khẩu.

hiep dinh thuong mai cung cap co hoi chu khong phai dua ra giai phap
Hội thảo kinh tế Việt Nam 2018: "Cơ hội đột phá tăng trưởng kinh doanh.

Các chuyên gia cho biết, CPTPP sẽ tạo cơ hội trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu. Bởi hiện nay, các nước CPTPP đang chiếm tỷ trọng khoảng 15,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và chiếm khoảng 16% kim ngạch nhập khẩu, nên sẽ tạo ra thị trường lớn về thương mại cho Việt Nam nhưng thực tế cho thấy để nắm bắt được cơ hội đối với thị trường lớn này, những doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần sớm thay đổi mà trước nhất ở phương thức.

Bên cạnh những giải pháp về ngoại giao thương mại, để phát triển xuất khẩu bền vững, các doanh nghiệp cần đổi mới hàng hóa, tăng chất xám trong sản phẩm, giảm lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập.

Đặc biệt, cần phát triển hệ thống xuất khẩu trực tiếp đến các đại lý phân phối sản phẩm trên thị trường nước ngoài, giảm sự phụ thuộc vào các trung gian thương mại. Với cách làm này vừa tăng giá trị xuất khẩu vừa phát triển được thương hiệu, giảm tranh chấp thương mại.

Bởi vì các chuỗi siêu thị phân phối hàng hóa thường có những yêu cầu cụ thể về chất lượng hàng hóa và sẵn sàng đào tạo cho doanh nghiệp Việt Nam để đảm bảo tiêu chí này.

Các nhà nhập khẩu trực tiếp cũng muốn tiếp xúc trực tiếp doanh nghiệp Việt Nam để trực tiếp kiểm soát chất lượng hàng hóa từ nguồn gốc.

Thứ hai, CPTPP tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam trao đổi kinh nghiệm quản trị quản lý, khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, đàm phán và nhận chuyển giao công nghệ.

Sẽ có thêm FTA toàn Châu Á, Thái Bình Dương với sự tham gia của Hoa Kỳ?

Ông Warrick Cleine, Chủ tịch KPMG Việt Nam nhận định Hiệp định thương mại cung cấp cơ hội chứ không thể đưa ra giải pháp. Chúng ta cần có những hành động đáp ứng tiêu chuẩn mà các nước nhập khẩu đưa ra. Thế giới không chỉ có Hoa Kỳ, CPTPP là cơ hội tiếp cận nhiều thị trường mới.

Đồng quan điểm với ông Warrick Cleine, ông Trần Thanh Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, CPTPP có khả năng nhiều nước khác tham gia. Mặt khác Việt Nam có thể có thêm bước tiến mới đó là FTA toàn Châu Á, Thái Bình Dương với sự tham gia của Hoa Kỳ.

CPTPP dự kiến góp phần tăng thêm 1,1% GDP tính đến thời điểm 2030. Bên cạnh đó, Hiệp định này sẽ mang lại lợi ích cho mọi nhóm thu nhập nhưng lao động có tay nghề cao và thuộc nhóm có thu nhập 60% từ trên xuống sẽ được hưởng lợi nhiều hơn.

Thu Hà

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.