|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Chủ động triển khai các phương án khi điều chỉnh giá các mặt hàng

21:39 | 15/05/2023
Chia sẻ
Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, trong năm 2023, việc điều chỉnh giá một số hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa Nhà nước định giá là một trong các nhiệm vụ phải có phương án chủ động để triển khai phù hợp; đồng thời phải có các giải pháp kiểm soát lạm phát tăng cao.

Khách hàng mua sắm hàng hóa tại siêu thị Co.opmart Hà Nội. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN).

Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành chuẩn bị các phương án, kịch bản lạm phát để làm cơ sở tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 

Trong những tháng còn lại của năm 2023, Cục Quản lý giá cho biết sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới, biến động giá các mặt hàng chiến lược trên thị trường quốc tế và trong nước để có những giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp.

Cùng với đó, rà soát, thực hiện chính sách tài khóa theo chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ và của Ban Chỉ đạo điều hành giá để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người dân, đảm bảo nguồn cung; phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.  

Đối với giá một số mặt hàng thuộc danh mục Nhà nước định giá, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo dõi sát và phối hợp với các bộ, ngành tổng hợp chung các phương án điều chỉnh nếu có để cập nhật kịch bản lạm phát làm cơ sở điều hành giá hướng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm.

Đặc biệt, Cục Quản lý giá cũng cho biết sẽ tổ chức hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, tạo sự đồng thuận trong dư luận đối với việc điều hành giá của Chính phủ, ổn định tâm lý người tiêu dùng và ổn định kỳ vọng lạm phát.

4 tháng đầu năm 2023, theo Cục Quản lý giá thị trường hàng hóa tương đối ổn định. Theo đó, nhu cầu tiêu dùng đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng may mặc, đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình giảm nhiều trong tháng 2 và tháng 3 do người dân chủ yếu tập trung mua sắm các mặt hàng này trong giai đoạn trước Tết. Thời tiết ổn định, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nguồn cung rau, quả dồi dào, giá cả không có biến động lớn.

Do tác động của giá thế giới, giá một số mặt hàng nhóm nhiên liệu năng lượng như xăng dầu, khí hóa lỏng có diễn biến tăng, giảm đan xen. Sang đầu tháng 5/2023, giá điện tăng trong khi xăng dầu giảm theo giá thế giới.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân tháng 1/2023 tăng 4,89%, tháng 2/2022 tăng 4,31%; tháng 3/2023 tăng 3,35%, tháng 4/2023 tăng 3,84% so với cùng kỳ năm trước.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thùy Dương

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.