Kết thúc 9 tháng đầu năm nay, tăng trưởng tín dụng hợp nhất của ngân hàng đạt 14,7% so với cuối năm 2018, cao hơn nhiều so với bình quân của ngành là 8,4%, tỉ lệ nợ xấu ở mức 3,1%.
Trong khi thu nhập ở nhiều mảng kinh doanh chính của ngân hàng sụt giảm, thậm chí lỗ ở mảng dịch vụ nhưng nhờ cắt giảm mạnh hơn 37% chi phí dự phòng nên lợi nhuận ròng của ngân hàng vẫn tăng trưởng gần 12%.
Lợi nhuận sau thuế của Dược Hậu Giang trong quí III giảm 15% so với cùng kỳ, nguyên nhân một phần do bắt đầu phải đóng thuế TNDN 5% tại chi nhánh nhà máy Dược phẩm DHG tại Hậu Giang.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế Kienlongbank đạt 188 tỉ đồng, tăng 5,6% so với cùng kì 2018. Tổng tài sản tính đến ngày 30/9 đạt 46.875 tỉ đồng, tăng 10,8% so với cuối năm 2018.
VietBank ghi nhận thu nhập lãi thuần trong 9 tháng của ngân hàng đạt 909 tỉ đồng, tăng 15% đồng thời lãi từ hoạt động dịch vụ tăng gấp đôi lên 22 tỉ đồng.
Tính đến 30/9, tổng tài sản của NCB giảm 2,2% (hơn 1.600 tỉ đồng) xuống còn 70.794 tỉ đồng, trong đó cho vay khách hàng đạt 37.634 tỉ đồng, tăng 5,5% so với đầu năm.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế LienVietPostBank đạt 1.311 tỉ đồng, tăng 58,6%. Tính đến ngày 30/9, tổng tài sản LienVietPostBank đạt 193.536 tỉ đồng, tăng 10,5% so với cuối năm 2018.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế VIB đạt 2.332 tỉ đồng, tăng 69%. Tổng tài sản ngân hàng tính đến hết ngày 30/9 đạt gần 175.658 tỉ đồng, tăng 26,2% so với cuối năm 2018.
Trong quí III, chi phí dự phòng rủi ro của Saigonbank được cắt giảm gần 87% đẩy lợi nhuận sau thuế tăng vọt lên 127 tỉ đồng, gấp 33 lần cùng kì năm trước. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm tăng 111% đạt gần 118 tỉ đồng.
Tính đến cuối tháng 9, cho vay khách hàng của LienVietPostBank đạt 135.105 tỉ đồng, tăng 11,7% và tổng huy động vốn đạt 176.159 tỉ đồng, tăng 10,1% so với cuối năm 2018.
Chứng khoán MBS dự báo lợi nhuận ngân hàng tiếp tục có sự phân hoá trong quý IV. Ba ngân hàng OCB, TPBank, VPBank được kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận ba chữ số trong khi 5 nhà băng có lợi nhuận giảm.