Kết thúc quý III, bức tranh nợ xấu của các ngân hàng đang dần lộ rõ qua báo cáo tài chính (BCTC) được công bố hàng loạt trong thời gian vừa qua. Thống kê cho thấy có đến 11/16 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng trong 9 tháng qua.
9 tháng đầu năm, chi phí dự phòng rủi ro của ACB tăng 160% với 1.423 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.437 tỷ đồng. Nợ xấu tăng cao hơn 36% nâng tỷ lệ nợ xấu lên 1,02%.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2017, lợi nhuận trước thuế VietinBank đạt 7.232 tỷ đồng, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước và bằng 82% kế hoạch năm. Nợ xấu ở mức 1,21%.
Tăng trưởng tín dụng nhanh trong 3 quý đầu năm là một nguyên nhân dẫn đến tổng nợ xấu của BIDV tăng gần 20% với 17.245 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu vượt ngưỡng 2%.
Với việc tăng trưởng đều thu nhập ở các hoạt động kinh doanh chính từ 24% - 37%, BIDV ghi nhận lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm đạt 6.002 tỷ đồng, tăng trưởng 6,7% so với cùng kỳ năm trước.
Quý III/2017, PG Bank ghi nhận lãi trước thuế gấp đôi cùng kỳ với gần 68 tỷ đồng. Lãi sau thuế cũng tăng mạnh hơn 80%, đưa kết quả 9 tháng đạt 109 tỷ đồng, tăng hơn 70%.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, VIB lãi sau thuế gần 500 tỷ đồng, tăng 53%. Riêng trong quý III/2017, lợi nhuận có bước tăng trưởng nhảy vọt đạt 194,4 tỷ đồng, gấp 2,3 lần cùng kỳ năm trước.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm Sacombank báo lãi trước thuế 1.026 tỷ đồng, gấp gần 5 lần so với cùng kỳ năm trước và vượt 75% kế hoạch năm. Mặc dù đã tập trung vào xử lý nợ xấu nhưng kế hoạch xử lý được 20.000 tỷ nợ xấu trong năm 2017 có vẻ khó khả quan.
Trong quý III/2017, lợi nhuận trước thuế của Vietcombank đạt 2.680 tỷ đồng, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm trước. Luỹ kế 9 tháng đầu năm đạt 7.934 tỷ đồng, tăng 25,4% và đạt trên 86% kế hoạch năm. Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,51% đầu năm xuống 1,15%.
Trong 3 quý đầu năm, tổng nợ xấu của Saigonbank tăng gần 12% nâng tỷ lệ nợ xấu ở lên 2,77%. Lợi nhuận trước thuế đạt gần 231 tỷ đồng, bằng 85,5% kế hoạch năm.
Với tăng trưởng mạnh trong hoạt động tín dụng đến gần 22% trong 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế TPBank đạt trên 800 tỷ đồng, vượt 3% kế hoạch năm.
9 tháng đầu năm, cho vay khách hàng của LienVietPostBank tăng đến 19,1% lên 94.867 tỷ đồng, thúc đẩy thu nhập từ lãi thuần tăng hơn 23% và nợ xấu tăng từ 1,11% đầu năm lên 1,19%.
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.