Với việc EVN đang lỗ hơn 1.300 tỷ đồng, Bộ Công Thương đã sớm ban hành kế hoạch điều hành giá cho năm 2019 và sẽ xin ý kiến để quyết định thời điểm tăng giá điện. Cũng trong tuần qua, chuyện Bộ Kế hoạch và Đầu tư giải thích vì sao nhà thầu Trung Quốc trúng nhiều dự án ở Việt Nam cũng khiến dư luận chú ý.
Thời gian qua tồn tại bất cập sinh viên, người lao động hay hộ gia đình ở trọ phải chịu giá điện cao tới gấp 4 lần so với thực tế. Quy định mới sắp được ban hành sẽ chấm dứt tình trạng các chủ thu tiền điện với giá quá cao.
Việc trì hoãn điều chỉnh giá điện theo các quy định đã có trong vài năm qua tiếp tục khiến chi phí tăng thêm của sản xuất điện bị dồn toa và có thể lên tới 20.000 tỷ đồng trong năm 2018-2019.
3 tháng cuối năm giá điện sẽ không tăng, nhưng sang năm 2019 áp lực tăng giá điện là khá rõ. Cơ quan chức năng đang tiến hành kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2017 của EVN, nếu có biến động khách quan thông số đầu vào so với thông số sử dụng sẽ báo cáo xin ý kiến về việc tăng giá điện.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu nhiều giải pháp để ổn định giá cả trong năm 2018 như không tăng giá điện, việc tăng giá dịch vụ y tế có thể chờ tới cuối năm hoặc lùi sang 2019, sử dụng Quỹ bình ổn giá để kìm giữ giá xăng dầu...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ trưởng Tài chính, Công Thương giá điện, xăng dầu từ nay đến cuối năm không được điều chỉnh tăng, chỉ điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục nếu điều kiện cho phép, vào thời điểm phù hợp.
Nguồn cung Xi măng (XM) đã vượt xa cầu, nhiều doanh nghiệp cạnh tranh bằng cách giảm giá bán XM, giá nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất XM tăng, và mới đây từ ngày 1/12/2017 giá điện tiếp tục tăng… Doanh nghiệp XM đang phải xoay xở trong thế khó và họ phải làm gì để tồn tại và phát triển?
Cuối tháng 11/2016, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng nhận định 2017 sẽ là một năm giá điện không “ồn ào”. Tuy nhiên, 1 năm sau việc giá điện tăng 6,08% do phân bổ lỗ chênh lệch tỷ giá đã khiến không ít người và tiêu biểu là đại diện Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng khá bất ngờ.
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.