|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Chính sách nhập khẩu mới của Algeria và những tác động tới các nhà xuất khẩu Việt Nam

21:15 | 30/12/2017
Chia sẻ
Chính phủ Algeria (An-giê-ri) mới đây đã công bố chính sách nhập khẩu mới trong năm 2018 về việc cấm nhập khẩu hơn 850 sản phẩm các loại kể từ đầu năm.
chinh sach nhap khau moi cua algeria va nhung tac dong toi cac nha xuat khau viet nam Thị trường sắp mở toang, chính sách vẫn dự thảo
chinh sach nhap khau moi cua algeria va nhung tac dong toi cac nha xuat khau viet nam Trung Quốc muốn ngừng nhập đồng nát từ Mỹ

Các chuyên gia cho rằng chính sách nhập khẩu mới này sẽ tác động tiêu cực đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài vào Algeria trong thời gian tới. Các nhà xuất khẩu Việt Nam cũng không ngoại lệ, đặc biệt là trong lĩnh vực điện thoại di động.

chinh sach nhap khau moi cua algeria va nhung tac dong toi cac nha xuat khau viet nam

Theo danh sách hàng hóa cấm nhập khẩu của Algeria đưa ra trong năm 2018, hầu hết là các sản phẩm mà Algeria có thể sản xuất hoặc chế biến như trái cây khô, phó mát thành phẩm, trái cây tươi (trừ chuối), rau tươi (trừ tỏi), thịt (trừ một số loại), cá ngừ, các sản phẩm chế biến từ ngô, các sản phẩm chế biến từ thịt, kẹo, kẹo cao su, sô-cô-la, mỳ ống, bánh ngọt, các sản phẩm từ ngũ cốc, rau đóng hộp, cà chua đã chế biến hoặc bảo quản, thạch, các loại trái cây được bảo quản, các loại thực phẩm chế biến sẵn, các loại súp, nước khoáng…Ngoài ra, các nhóm sản phẩm gia dụng và vật liệu xây dựng như xi măng, các chất tẩy rửa, các sản phẩm nhựa thành phẩm và bán thành phẩm, các sản phẩm vệ sinh, đá cẩm thạch và đá granit, giấy vệ sinh, thảm, gốm sứ thành phẩm, gương và kính, đồ gỗ, đèn chùm, đồ gia dụng… và điện thoại di động cũng bị cấm nhập khẩu.

Thủ tướng Admed Ouyahia khẳng định rằng việc cấm nhập khẩu không mâu thuẫn với các thoả thuận mà Algeria đạt được với Liên minh châu Âu cũng như các đối tác nước ngoài khác. Lệnh cấm nhập khẩu được áp dụng để "ngăn chặn việc chảy máu ngoai tệ" làm ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối của quốc gia Bắc Phi này. Đồng thời, biện pháp này sẽ có tác dụng bảo vệ các công ty Algeria hiện đang "không thể cạnh tranh" với các công ty nước ngoài.

Tham tán thương mại Việt Nam tại Algeria Hoàng Đức Nhuận cho biết, với chính sách thương mại mới này của Algeria, xuất khẩu của Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục bị tác động tiêu cực không chỉ đối với lĩnh vực điện thoại mà còn liên quan đến những sản phẩm khác như bánh kẹo, sản phẩm từ ngũ cốc, hàng rau quả, sản phẩm chất dẻo, sản phẩm sắt thép, gốm sứ, đá xây dựng…

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong giai đoạn từ tháng 1-11/2017, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Algeria đạt 264 triệu USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu cà phê đạt 47.350 tấn, với kim ngạch 103,2 triệu USD, giảm 20% về lượng và tăng 1% về giá trị, xuất khẩu điện thoại di động chỉ đạt 62 triệu USD, giảm 14%, xuất khẩu gạo đạt 39.926 tấn, với kim ngạch 15,74 triệu USD, tăng 59% về lượng và tăng 63% về giá trị. Về nhập khẩu, năm 2017, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này ước đạt 6 triệu USD.

Trước đó, kể từ khi Chính phủ Algeria siết chặt các biện pháp nhập khẩu như ban hành giấy phép đối với 24 mặt hàng kể từ tháng 6/2017 (trong đó có điện thoại di động), cấm nhập khẩu đối với gạch men các loại và gỗ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này bắt đầu giảm sút. Trong ba tháng gần đây (8, 9 và 10), Việt Nam không xuất được điện thoại di động và linh kiện sang Algeria. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang Algeria trong tháng 11/2017 chỉ đạt 12,63 triệu USD, giảm rất mạnh so với 38,8 triệu USD trong tháng 5/2017 và 36,5 triệu USD trong tháng 6/2017.

Tấn Đạt

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).