|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Chính phủ trình Quốc hội bố trí hơn 4.000 tỉ đồng để GPMB cho dự án cao tốc Hà Nội-Hải Phòng

15:09 | 22/05/2019
Chia sẻ
Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định, cho phép cấp 4.069 tỉ đồng từ khoản 10.000 tỉ đồng nguồn điều chỉnh giảm nguồn vốn dự kiến bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia giai đoạn 2016-2020 để GPMB, tái định cư cho dự án cao tốc Hà Nội-Hải Phòng.

Chính phủ vừa có Báo cáo tóm tắt Tờ trình phân bổ dự phòng chung vốn ngân sách trung ương trong nước còn lại và 10.000 tỉ đồng từ nguồn điều chỉnh giảm nguồn vốn dự kiến bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020…

Trong đó, báo cáo có đề cập tới vấn đề thanh toán nợ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng dự án Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng 4.069 tỉ đồng từ nguồn 10.000 tỉ đồng điều chỉnh giảm nguồn vốn dự kiến bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia.

Chính phủ trình Quốc hội bố trí hơn 4.000 tỉ đồng để GPMB cho dự án cao tốc Hà Nội-Hải Phòng  - Ảnh 1.

Chính phủ trình Quốc hội bố trí hơn 4.000 tỉ đồng để GPMB cho dự án cao tốc Hà Nội-Hải Phòng. Ảnh minh họa.

Theo đó, Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) được Thủ tướng Chính phủ giao là chủ đầu tư Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng theo hình thức hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT). Tại Quyết định ngày 29/5/2014, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước để hỗ trợ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư cho Dự án. Theo số liệu cập nhật của VIDIFI và Ngân hàng Phát triển Việt Nam, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng của Dự án khoảng 4.069 tỷ đồng.

Chính phủ cho biết, việc dành một phần vốn ngân sách trung ương từ nguồn 10.000 tỷ đồng để thanh toán nợ hỗ trợ chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng cho dự án này theo cam kết trước đây của Chính phủ là khả thi, thuộc nghĩa vụ của ngân sách trung ương, phù hợp với Nghị quyết của Quốc hội và nhằm triển khai thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về Đề án Tái cơ cấu Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Cụ thể, tại văn bản số 6726-CV/VPTW ngày 25/5/2018 của Văn phòng Trung ương Đảng về tái cơ cấu Ngân hàng Phát triển Việt Nam (trong đó có liên quan đến các khoản hỗ trợ của Nhà nước đối với Dự án), Bộ Chính trị đã chỉ đạo: "Giao Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự Đảng Chính phủ bố trí ngân sách nhà nước cấp đủ những khoản thuộc trách nhiệm của ngân sách theo cam kết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ".

Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết số 71/2018/QH14, phương án phân bổ nguồn vốn này của Chính phủ đã ưu tiên bố trí cho các dự án phòng, chống, khắc phục thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, gia cố đê, kè, xây dựng hồ đập, phòng, chống, khắc phục sạt lở bờ sông, bờ biển... Bên cạnh đó, trong những năm qua, Chính phủ đã rất quan tâm, ưu tiên sử dụng nguồn dự phòng ngân sách trung ương hằng năm để hỗ trợ các địa phương trong cả nước, nhất là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Miền Trung, Miền núi phía Bắc, thực hiện các dự án thuộc tiêu chí này. Riêng trong hai năm 2017, 2018, số vốn hỗ trợ các địa phương từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương đạt trên 12.500 tỉ đồng.

Do vậy, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định, cho phép bố trí 4.069 tỷ đồng từ khoản 10.000 tỷ đồng để bố trí cho dự án nêu trên của Bộ Giao thông vận tải.

Tại Khoản 1, Điều 3, Nghị quyết số 71/2018/QH14 quy định: "Sử dụng 10.000 tỷ đồng từ việc điều chỉnh giảm nguồn vốn cho các dự án quan trọng quốc gia để ưu tiên bố trí cho các dự án gia cố hệ thống đê xung yếu, xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển, phòng, tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, di dời dân cư khẩn cấp ra khỏi khu vực có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Số còn lại sử dụng để thanh toán nợ giải phóng mặt bằng một số dự án thuộc nghĩa vụ của ngân sách trung ương và hỗ trợ giải phóng mặt bằng một số dự án cấp bách cần triển khai ngay..."


Khánh Hà

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.