Châu Á cố gắng siết chặt quản lý hàng triệu lao động phi chính thức
Ảnh: AP |
Chính phủ nhiều nước khắp châu Á đang cố gắng đưa hàng triệu người lao động trong lĩnh vực phi chính thức vào ngành nghề chính thức được quản lý, đồng thời giảm bớt đi yếu tố tiềm ẩn khả năng kéo lùi tăng trưởng kinh tế khu vực.
Theo báo Nikkei, chính phủ Bangladesh, Indonesia và Trung Quốc đã đưa ra không ít biện pháp nhằm hợp pháp hóa và quản lý chặt chẽ hơn lượng lớn người lao động đang chật vật kiếm miếng ăn, nhiều người trong số đó tự kinh doanh hoặc lao động trong ngành nông nghiệp.
Ngân hàng Thế giới ước tính rằng người lao động trong lĩnh vực phi chính thức chiếm khoảng 47% tổng số người lao động trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Tỷ lệ này tại nhóm nền kinh tế thu nhập thấp như Myanmar hay Lào ước tính từ 60% đến 80%.
Chính phủ Bangladesh trong ngày 9/1/2019 công bố ký kết thỏa thuận trị giá 250 triệu USD trong nỗ lực tạo ra việc làm có thu nhập tốt hơn.
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Nam Á tăng trưởng 7,1%, kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương tăng trưưởng 6% trong năm nay - gấp đôi tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Ngân hàng Thế giới đồng thời cho rằng nhóm lao động phi chính thức đang kéo lùi tăng trưởng kinh tế ở thời điểm chính phủ các nước trong khu vực đang cố gắng giảm thiểu tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc và việc đồng nội tệ nhiều nước trong khu vực giảm giá.
Trong tháng này, Trung Quốc công bố những biện pháp mà theo tính toán của Standard & Poor’s có thể bơm thêm khoảng hơn 3 nghìn tỷ nhân dân tê tương đương 439 tỷ USD thanh khoản vào hệ thống ngân hàng.
Điều này có thể khuyến khích các ngân hàng tăng cường cho vay trong nhiều lĩnh vực mà trước đây họ ngại ngần, ví như doanh nghiệp trong lĩnh vực tư nhân hay hộ kinh doanh nhỏ.
Trong khoảng 2 thập kỷ qua, hàng trăm triệu người châu Á đã chuyển từ nông thôn ra thành thị, điều này khiến số lượng người lao động trong lĩnh vực phi chính thức giảm. Tuy nhiên, tác động của quá trình đô thị hóa còn tùy thuộc vào luật tại địa phương.
Xem thêm |