Chăm chỉ cả đời cũng không giàu có nếu bạn mắc những sai lầm này
Nếu Kylie Jenner có thể trở thành tỉ phú trẻ nhất thế giới vào năm 21 tuổi thì chắc chắn nhiều người trong chúng ta cũng có thể làm vậy.
Bài viết của Forbes ghi nhận, sự thật là có hàng triệu triệu phú ở Mỹ. Thậm chí, nhiều người đang trong quá trình trở thành triệu phú.
Tuy nhiên, cũng sẽ có hàng triệu người khác không bao giờ đạt được tự do tài chính hoặc giá trị ròng ở mức số dương.
Bạn đang đi đúng hướng để đạt được tự do tài chính hay trở thành triệu phú? Hay bạn đang phá hoại tương lai của mình bằng cách phạm 11 sai lầm tài chính phổ biến dưới đây? Hãy cùng chuyên gia David Rae của Forbes tìm hiểu và phân tích.
Bạn sợ đầu tư
Một người lao động thông thường trở thành triệu phú mà không cần đầu tư ít nhất một khoản nào đó là điều bất khả thi.
Số ít ngôi sao điện ảnh và vận động viên chuyên nghiệp có thể phá vỡ quy tắc này nhưng chính họ cũng sẽ gặp khó khăn trong việc kiếm tiền lâu dài theo thời gian, khi hào quang sự nghiệp đã đi qua.
Bạn có thể cảm thấy an toàn khi ấn cuộc sống của mình vào chiếc hộp an toàn nhưng bạn cũng đang mất tiền mỗi ngày khi lạm phát dần ăn mòn sức mua của bạn. Nếu bạn muốn đạt được và duy trì sự độc lập về tài chính, bạn sẽ cần thêm nguồn thu nhập thụ động thông qua các loại hình đầu tư.
Bạn không tiết kiệm
Giả sử bạn đã vượt qua nỗi sợ phi lý về thị trường chứng khoán và đã tạo ra danh mục đầu tư hoàn hảo thì đã đến thời điểm nên cân nhắc về việc tiết kiệm. Nếu bạn không tiết kiệm đúng mức, bạn sẽ không bao giờ trở thành triệu phú.
Rốt cuộc, nó không phải là những gì bạn làm ra mà là những gì bạn giữ lại. Nhiều người có thu nhập cao hoặc không có tiền để vào nhà vệ sinh công cộng. Mặt khác, nhiều người đã tích lũy được một giá trị ròng đáng kể chỉ bằng chiến lược tiết kiệm tốt.
Một xu tiết kiệm có giá trị hơn một xu kiếm được. Hãy nhớ rằng bạn không phải trả thuế cho tiền tiết kiệm và chúng thậm chí có thể sinh lãi.
Nguồn: Forbes
Bạn đang chi tiêu quá khả năng tài chính
Nếu bạn đang mắc sai lầm về chi tiêu lãng phí, bạn không phải là số ít. Có rất nhiều người muốn thực hiện đủ mọi giấc mơ của bản thân và đẩy ngân sách của mình đến âm vô cùng.
Một số tiền lương trực tiếp để trả nợ, số khác rơi vào cái bẫy tốn kém của thẻ tín dụng.
Trường hợp tốt nhất có thể xảy ra là bạn không tích lũy được bất kỳ lượng tài sản nào trong khi trường hợp xấu nhất là bạn sẽ phá sản và phải làm việc cả đời. Ngập trong một đống nợ tiêu dùng không thể chi trả rất căng thẳng và tốn kém.
Lãng phí khi thanh toán nợ nần
Sai lầm này đã khiến nhiều người chuyển từ tình trạng khẩn cấp tài chính này sang tình huống thanh toán khẩn cấp khác. Sai lầm này thường đi đôi với phung phí.
Khi tôi nghĩ đến việc thanh toán dứt điểm nợ thẻ tín dụng, tôi nghĩ đến những người đóng góp cho Forbes, những người không có nợ cá nhân. Một số người nổi tiếng trong giới blogger ở Mỹ thậm chí có khoản nợ thẻ tín dụng lên tới 51.000 USD.
Bạn bỏ qua những điều nhỏ nhặt
5 USD ở đây, 20 USD ở kia,... tất cả chi phí nhỏ này cộng lại sẽ là con số khổng lồ. Một số được ngụy trang bằng tiện ích cá nhân nhưng nhiều khoản thực sự ngu ngốc. Ví dụ, bạn đã bao giờ mua quần áo về và không mặc?
Bạn thậm chí có nghĩ rằng bạn hoàn toàn mua được một món đồ tương tự với giá thấp hơn tại một cửa hàng khác? Một lối chi tiêu phân mảnh có thể khiến bạn lãng phí hơn bao giờ hết.
Bạn sống không lành mạnh
Theo một nghiên cứu gần đây của US Trust, một con số khổng lồ là 98% các triệu phú coi sức khỏe tốt là tài sản cá nhân quan trọng nhất của họ. Không có sức khỏe tốt, bạn sẽ không mua được chất lượng cuộc sống bằng bất cứ khối tài sản nào.
Hơn nữa, ngoài việc chi phí y tế cho mỗi lần điều trị bệnh là tốn kém thì một sức khỏe yếu kém với đủ các chứng đau sẽ khiến bạn không thể làm việc tốt.
Bạn không có kế hoạch chi tiêu
Bạn lắc đầu mỗi khi nghe tới từ "ngân sách"? Và đó là lý do tại sao bạn nên cố gắng vạch ra một kế hoạch chi tiêu. Khi mọi người đối xử tốt với tiền, mọi lựa chọn tài chính không phải là một thứ ngẫu nhiên đầy rủi ro.
Tiền không thểtự chăm sóc bản thân. Tuy nhiên, nhiều người ngạc nhiên khi hóa đơn hàng tháng xuất hiện về chi tiêu thẻ tín dụng hoặc bảng sao kê ngân hàng. Nói một cách đơn giản, kế hoạch chi tiêu là việc quản lý các kỳ vọng tài chính của bạn để tránh những bất ngờ không mong muốn.
Vì vậy, bạn vẫn sẽ còn dư tiền cho những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Hãy nghĩ đến kì nghỉ, quần áo, mát xa hoặc thậm chí là tiền thuê người trông trẻ.
Bạn không lập kế hoạch thuế đầy đủ
Như ở trên đã đề cập, những gì bạn làm ra không quan trọng bằng những gì bạn giữ lại. Nhiều người thích được hoàn thuế và nó giống như tiền được tìm thấy trong túi áo, phải không?
Không! Thực tế là nếu bạn không lập một kế hoạch thuế đầy đủ, bạn sẽ phải chi trả nhiều khoản thuế vô lí và một số tiền hoàn lại nhỏ nhoi không thể bù đắp cho những gì bạn đã mất.
Bạn chọn con đường sự nghiệp sai lầm
Có rất nhiều người đã học trường luật nhưng không phải là luật sư và việc lựa chọn nghề nghiệp là điểm mấu chốt về thu nhập. Bất cứ ai, với bất kì mức thu nhập nào, có thể trở thành một triệu phú.
Tiền lương cao hơn sẽ làm tăng tỉ lệ khả thi cho việc bạn tích lũy được giá trị ròng hàng triệu USD trong tương lai.
Chọn sai bạn đời
Kết hôn mang lại nhiều lợi ích và hạn chế về tài chính. Chọn sai người bạn đời sẽ khiến mục tiêu trở thành triệu phú của bạn khó khăn hơn nhiều.
Nếu một người phối ngẫu là người chi tiêu và người kia là người tiết kiệm thì người tiêu dùng có xu hướng áp đảo người còn lại. Khi xem xét lựa chọn bạn đời, đừng quên cân nhắc thói quen tài chính của họ.
Bạn thiếu mục tiêu trong cuộc sống
Những người có mục đích hoặc đam mê trong cuộc sống dễ dàng thức dậy mỗi sáng.
Trong nhiều năm qua, những triệu phú, tỉ phú thành công nhất đều là những người đã lập kế hoạch tài chính và thực sự yêu thích những gì họ đang làm. Việc thực hiện các lựa chọn với một niềm đam mê giúp họ say mê và chăm chỉ.
Vậy những bước bạn có thể thực hiện ngày hôm nay để trở thành triệu phú tiếp theo là gì?