|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo: Vietjet đã chính thức sở hữu 1 tàu bay, dự kiến mỗi năm sở hữu thêm 3 - 5 chiếc nữa

16:59 | 19/04/2019
Chia sẻ
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2019, CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo tiết lộ rằng tính đến hôm nay, Vietjet đã chính thức sở hữu 1 tàu bay. Việc sở hữu 1 tàu bay so với thuê sẽ giúp Vietjet sẽ giảm được chi phí khoảng 1 triệu USD/tàu mỗi năm.

Chia sẻ về đội tàu bay của CTCP Hàng không Vietjet (Mã: VJC) tại đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2019 diễn ra sáng nay, ông Trần Hoài Nam, Phó TGĐ phụ trách thu xếp nguồn tài chính đầu tư đội tàu bay và các hoạt động tài chính khác của Vietjet, cho hay công ty đang sử dụng đội tàu bay theo hình thức bán và thuê lại (sale & lease back). Kế hoạch hợp nhất sắp tới Vietjet đặt mục tiêu sở hữu từ 3 - 5 tàu bay mỗi năm.

Để tăng trưởng đội tài bay, nguồn chính vẫn là từ các dịch vụ sale & lease back, ông Nam cho biết. Ngoài ra còn có một số giải pháp tài chính khác để đảm bảo tăng trưởng đội tàu bay như phát hành trái phiếu…

Bên cạnh đó là nguồn hỗ trợ xuất khẩu của các nước châu Âu, Mỹ vẫn tiếp tục được công ty cân nhắc. Đi cùng nữa là nguồn cung cấp bảo lãnh của các công ty bảo hiểm, qua đó các định chế ngân hàng có thể tăng cho vay phát triển đội tàu bay.

"Có nhiều giải pháp để đảm bảo hoạt động, tăng trưởng tàu bay của Vietjet với mức chi phí tài chính tốt trong lịch sử hơn 7 năm qua. Thời gian tới, Vietjet sẽ tìm thêm các giải pháp mới nữa", ông Nam thông tin.

Hiện nay, với uy tín ngày càng tăng của Vietjet, các chi phí tài chính cũng được giảm xuống, cũng như nguồn cung cấp tài chính từ các định chế tài chính cũng sẽ nhiều hơn.

Ông Nam cũng tiết lộ Vietjet có kế hoạch mỗi năm tăng trưởng sở hữu thêm 3 - 5 tàu bay tùy vào các nguồn và giải pháp tài chính, để đảm bảo cân đối hiệu quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.

CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo chia sẻ thêm, nếu Vietjet sở hữu 1 tàu bay so với thuê, mỗi năm công ty sẽ giảm được chi phí trên 1 triệu USD/tàu. Tuy nhiên, điều này là trong điều kiện Vietjet nhận được các khoản tài trợ tài chính với điều kiện tốt, dựa trên sức khỏe tài chính và năng lực, uy tín Vietjet.

Với thị trường tài chính ở Việt Nam, nếu đi vay với lãi suất USD trên dưới 5% như hiện tại thì chi phí sở hữu tàu bay sẽ trở nên đắt hơn việc đi thuê. Do đó, một trong những hướng phát triển của Vietjet là sở hữu tàu bay, thông qua những nguồn tài chính có mức chi phí hợp lý.

Tính đến hôm nay, Vietjet đã chính thức sở hữu 1 tàu bay. Ngoài ra còn có 5 chiếc công ty nhận theo phương thức thuê tài chính, đến cuối kỳ hạn thuê sẽ trở thành sở hữu của Vietjet. Công ty đang có kế hoạch sở hữu thêm từ 3 - 5 tàu bay mỗi năm.

CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo: Vietjet đã chính thức sở hữu 1 tàu bay, dự kiến mỗi năm sở hữu thêm 3 - 5 chiếc nữa - Ảnh 1.

Được biết, tính đến cuối 2018, đội tàu bay khai thác của Vietjet là 64 chiếc, dự kiến trong năm 2019 sẽ tăng thêm 12 chiếc.

CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo: Vietjet đã chính thức sở hữu 1 tàu bay, dự kiến mỗi năm sở hữu thêm 3 - 5 chiếc nữa - Ảnh 2.

Kế hoạch kinh doanh của Vietjet năm 2019.

Trong năm qua, chi phí mua máy bay của Vietjet trên 16.850 tỉ đồng, tương đương năm 2017. Chi phí dịch vụ mua ngoài là hơn 11.180 tỷ đồng, tăng 41%.

Cũng trong năm, Vietjet đã ký khung thỏa thuận đặt hàng mua 100 máy bay Boeing 737 MAX và 50 máy bay Airbus A321 NEO (trong tổng số 371 tàu bay đã đặt hàng với với Boeing và Airbus).

Đồng thời, Vietjet đã tiếp nhận và đưa vào hoạt động 10 tàu bay Airbus A321 CEO và 6 tàu bay A321 NEO (trong tổng số 55 tàu bay đã nhận từ Airbus),  với độ tuổi trung bình thấp nhất trên thế giới (2,82 năm). Vietjet cũng là hãng đầu tiên trong khu vực đưa vào khai thác tàu bay thế hệ mới A321neo có khả năng tiết kiệm nhiên liệu tới 16%, góp phần tiết giảm chi phí vận hành.

Mới đây ngày 27/2, Vietjet đã ký hợp đồng với Boeing Company để đặt hàng 100 tàu bay Boeing 737 MAX mới trị giá 12,7 tỉ USD theo giá niêm yết của nhà sản xuất. Dự kiến tàu bay được giao từ quý I/2019 đến năm 2025.

Tiến Vũ

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.