|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Cắt giảm điều kiện kinh doanh: Một số bộ vẫn trì trệ và mang tính đối phó

23:55 | 06/10/2019
Chia sẻ
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành hiện đã đơn giản hoá được 61% các điều kiện kinh doanh. Tuy nhiên, việc cắt giảm liệu có thực chất hay chỉ là 'cắt chỗ này, phình chỗ kia'?
phap-che

Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - Đậu Anh Tuấn. Ảnh: P.V

PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - về vấn đề trên. Ông Tuấn cho rằng, việc cắt giảm chưa đồng đều cần phải có những đánh giá, giám sát chặt từ thực tiễn thì hiệu quả mới cao.

Thưa ông, có ý kiến cho rằng, năm 2018 được coi là năm thành công của cải cách hành chính trong việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh. Ông đánh giá như thế nào việc việc này?

Năm 2018 chính phủ đã có nhiều giải pháp quyết liệt để cải cách môi trường kinh doanh, trong đó có 2 nhóm nhiệm vụ chính đó là cắt giảm và đơn giản hoá các thủ tục điều kiện kinh doanh và cải cách thủ tục kiểm tra chuyên ngành.

Theo thống kê từ các bộ, ngành thì đã đạt được những hiệu quả tích cực, chẳng hạn như số lượng cắt giảm và đơn giản hoá các điều kiện kinh doanh đều đạt chỉ tiêu cả. 

Nhưng hiện nhiều người vẫn đang đánh đồng giữa đơn giản hoá và cắt giảm các điều kiện kinh doanh, vì đơn giản hoá được rất nhiều, nhưng cắt giảm chỉ được một tỉ lệ nhỏ.

Đang có ý kiến cho rằng, việc cắt giảm điều kiện kinh doanh vẫn chỉ mang tính hình thức “cắt chỗ này lại phình chỗ khác”, vậy quan điểm của ông như thế nào?

Thật ra cũng có nhiều chương trình cắt giảm chưa thực chất, như một điều kiện kinh doanh doanh nghiệp phải khai báo về tính khả thi, trước đây cũng hồ sơ đó là 4 hiện còn 2 hồ sơ và chưa có lý giải tại sao không bỏ hết mà chỉ 2 và nhiều điều kiện quy định 3 loại hồ sơ nay gộp vào 1… 

Điều này này mang tính đối phó, chưa thực chất. Nhìn chung là cũng đã có sự chuyển động của một số bộ, ngành nhưng tác động chưa đồng đều giữa các ngành, các bộ, một số bộ đang rất trì trệ. Do đó, cần phải có những đánh giá, giám sát chặt từ thực tiễn thì hiệu quả mới cao.

Theo ông, cần phải làm gì để đáp ứng được kỳ vọng của Chính phủ trong việc cắt giảm và tiết giảm các điều kiện kinh doanh?

Việc cắt giảm, cải cách môi trường kinh doanh là một việc làm quan trọng theo Nghị quyết 02 của Chính phủ về Cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao môi trường cạnh tranh. 

Điều này khẳng định Chính phủ coi môi trường kinh doanh là công việc hàng đầu và người đứng đầu phải chịu trách nhiệm. Do đó, khi đánh giá môi trường kinh doanh cần phải gắn trách nhiệm của người đứng đầu và cần phải khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh. 

Hiện chúng ta chưa đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, đây là việc rất quan trọng. Cùng đó, cần phải có giám sát và đánh giá thực chất quá trình thực thi, có nghĩa là Chính phủ không chỉ nghe các bộ, ngành và địa phương nói về cải cách mà cần lắng nghe ý kiến từ các hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp và các tổ chức độc lập đánh giá thực chất của quá trình cải cách này. 

Đồng thời quá trình xây dựng pháp luật cần chuyên nghiệp hơn, cụ thể việc rà soát cắt giảm hiện nay đang giao cho các bộ, ngành được phép cấp phép như vậy thì rất khó.

Xin cảm ơn ông!

Năm 2018, đã cắt giảm tối thiểu 50% thủ tục hành chính, đơn giản hóa 61% điều kiện kinh doanh và 60% thủ tục kiểm tra chuyên ngành xuất nhập khẩu.

8 trong số 16 bộ đã đánh giá tác động kinh tế nhờ rà soát và cắt giảm điều kiện kinh doanh, tiết kiệm cho doanh nghiệp và người dân khoảng 5,84 triệu ngày công, tương đương 872 tỉ đồng mỗi năm.

Đặng Tiến

Chủ tịch SSI: Rủi ro lớn nhất của thị trường nằm ở niềm tin nhà đầu tư
Công ty chứng khoán đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 8.112 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.398 tỷ đồng. So với kết quả 2023, các chỉ tiêu này tăng lần lượt 13% và 19% và là mức cao kỷ lục.