|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Cắt giảm điều kiện kinh doanh: Đa số các bộ, ngành mới dừng ở... lời hứa!

12:07 | 08/03/2018
Chia sẻ
Mặc dù thời gian qua, các bộ, ngành để đã tuyên bố đồng loạt cắt giảm hàng trăm thủ tục, điều kiện kinh doanh… nói là để gỡ khó cho doanh nghiệp. Thế nhưng, thực tế, đại đa số các bộ ngành mới dừng lại ở lời hứa với lượng thủ tục cần phải cắt giảm là rất nhiều.

Theo nguồn tin của Dân trí, Kết quả kiểm tra của Tổ công tác của Thủ tướng được thực hiện từ tháng 1/2017 đến tháng 2/2018 cho thấy việc rà soát, cắt giảm danh mục hàng hoá kiểm tra chuyên ngành vẫn… chưa đạt được yêu cầu theo chỉ đạo của Chính phủ.

"Đa số các bộ vãn chưa đề xuất cụ thể cách thức quản lý đối với hàng mục hàng hoá phải kiểm tra chuyên ngành đang bị chồng chéo, chịu nhiều hình thức kiểm tra của nhiều bộ, hoặc nhiều cơ quan ngang bộ", Tổ công tác đánh giá.

cat giam dieu kien kinh doanh da so cac bo nganh moi dung o loi hua

Doanh nghiệp vẫn còn khốn khổ vì các loại giấy phép con (Ảnh minh họa).

Bên cạnh đó, tình trạng độc quyền trong hoạt động kiểm tra, đánh giá sự phù hợp chưa được khắc phục triệt để. Tính đến tháng 12/2017, có khoảng 178 danh mục hàng hoá phải ban hành trong đó, danh mục chưa ban hành là 41, số danh mục đã ban hành là 137. Như vậy vẫn còn 34% danh mục hàng hoá phải kiểm tra chuyên ngành chưa có tiêu chuẩn.

Cũng theo kết quả rà soát cắt giảm danh mục sản phẩm hàng hoá, Bộ Công Thương được cho là đang đi đầu trong các bộ khi đáp ứng đúng và đạt chỉ tiêu theo Nghị quyết số 01 của Chính phủ khi đã cắt giảm 402 danh mục trong tổng số 702 mặt hàng xuất nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành.

Bộ Y tế có 802 mặt hàng xuất nhập khẩu nhưng mới cắt giảm có 7 loại sản phẩm, giảm 95 số lộ hàng nhưng chưa đạt yêu cầu và cần phải cắt giảm thêm 407 sản phẩm theo Nghị quyết của Chính phủ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có 7.698 dòng hàng thuộc 251 nhóm sản phẩm hàng hoá phải kiểm tra chuyên ngành và chưa đề xuất số lượng hàng hoá cắt giảm. Tổ công tác yêu cầu bộ nà cần cắt giảm 125 nhóm sản phẩm mới đáp ứng được chỉ tiêu theo Nghị quyết của Chỉnh phủ. Bộ Thông tin và truyền thông đang đề xuất cắt giảm và đơn giản hoá 50 mặt hàng và Tổ công tác yêu cầu cần đề xuất cắt giảm tiếp 72 sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu.

Kết quả kiểm tra cũng cho thấy, một số bộ ngành chưa đề xuất cắt giảm, gồm Bộ Tài nguyên Môi trường có 110 mặt hàng nhưng chưa đề xuất cắt giảm mặt hàng nào. Vì vậy, tổ công tác đề xuất cần giảm 55 sản phẩm, hàng hoá mới đáp ứng được yêu cầu của Nghị quyết 01. Bộ Giao thông Vận tải bị yêu cầu cần cắt giảm 64 mặt hàng. Bộ Xây dựng cần cắt giảm 35 mặt hàng; Bộ Lao Động và Thương binh, Xã hội cần cắt giảm 16 mặt hàng; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cần cắt giảm 3 mặt hàng.

Cũng theo tổ công tác của Thủ tướng, liên quan đến việc cắt giảm điều kiện kinh doanh, kết quả kiểm tra cho thấy hiện có Bộ Công Thương đạt yêu cầu theo nghị quyết Chính phủ, còn hầu hết các bộ ngành còn lại chưa đạt, chưa cắt giảm, số lượng cắt giảm quá ít và bị yêu cầu tiếp tục cắt giảm.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

H.Anh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.