|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây vướng giải phóng mặt bằng 16 hộ dân

14:16 | 14/10/2021
Chia sẻ
16 hộ dân ở huyện Thống Nhất, Cẩm Mỹ và Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai chưa đồng ý nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, bàn giao mặt bằng thi công cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.
Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây vướng giải phóng mặt bằng 16 hộ dân - Ảnh 1.

Thi công dự án đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây thời điểm tháng 6/2021. (Ảnh tư liệu: Khải An).

Theo Báo Đồng Nai, ngày 13/10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức đã có buổi làm việc với các sở, ngành, địa phương và Ban Quản lý dự án Thăng Long về tình hình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.

Tại buổi làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai báo cáo, đến thời điểm hiện nay còn 16 hộ dân ở huyện Thống Nhất, Cẩm Mỹ và Xuân Lộc chưa đồng ý nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, bàn giao mặt bằng do có khiếu nại về chính sách bồi thường, hỗ trợ.

Bên cạnh đó, huyện Xuân Lộc và Cẩm Mỹ cũng đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng hai khu tái định cư để bố trí tái định cư cho người dân.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu công tác GPMB cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây phải được đẩy nhanh để đảm bảo tiến độ chung. Các địa phương phải tiếp tục thực hiện tuyên truyền, vận động các hộ dân còn lại đồng ý nhận tiền bồi thường, hỗ trợ để bàn giao mặt bằng. Các sở, ngành phối hợp với các địa phương để thực hiện nhanh các gói thầu di dời các công trình hạ tầng kĩ thuật.

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây được khởi công cuối tháng 9/2020, dự kiến hoàn thành cuối năm 2022. Dự án được xây dựng dài 99 km với thiết kế 6 làn xe, mặt đường hơn 32 m, tổng vốn đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng. 

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây được đánh giá có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của Bình Thuận, Đồng Nai và các vùng lân cận.

Chu Lai

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.