|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Cảnh báo việc ồ ạt tăng diện tích nuôi cá tra

19:12 | 21/01/2019
Chia sẻ
Theo báo cáo của Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VINAPA), diện tích nuôi mới cá tra trong năm 2018 ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đạt 3.819 héc ta, sản lượng thu hoạch hơn 1,3 triệu tấn (đều tăng so với năm 2017). Một số tỉnh tăng diện tích nuôi mới so với năm 2017 như: Trà Vinh (tăng 150 héc ta), Cần Thơ (tăng 34 héc ta), Sóc Trăng (tăng 51 héc ta).

TS Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực VINAPA nhận định: “Cục Kiểm tra an toàn thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa đề xuất công nhận Việt Nam đủ điều kiện tương đương để xuất khẩu cá da trơn vào thị trường Mỹ. Việc công nhận tương đương này giúp chúng ta cải thiện chất lượng khu vực nuôi, chế biến và quản trị của Nhà nước”.

Vài năm trở lại đây, XK cá tra sang EU sụt giảm, từ chiếm tỉ trọng 24% vào năm 2012 thì năm 2018 sụt xuống còn 10%. Nguyên nhân do thị trường này dựng lên rất nhiều rào cản kĩ thuật về an toàn thực phẩm mới từ khâu nuôi trồng đến chế biến. Ngoài ra, do truyền thông một số nước trong EU bôi nhọ hình ảnh cá tra, gây ảnh hưởng đến xuất khẩu. Riêng về thị trường Trung Quốc, gần đây Trung Quốc dịch chuyển từ XK tiểu ngạch sang chính ngạch và kiểm tra rất nghiêm ngặt về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

canh bao viec o at tang dien tich nuoi ca tra
Diện tích nuôi mới cá tra tăng

Tuy nhiên, nhìn chung trong năm 2018, giá cá tra cao và ổn định và lần đầu tiên XK đạt mốc 2 tỷ USD. Các doanh nghiệp (DN) XK thích ứng linh hoạt và phản ứng kịp thời trước các rào cản kĩ thuật, cạnh tranh thương mại. Tuy nhiên, do giá cá tra cao nên làm nhiều doanh nghiệp, nông dân tăng diện tích nuôi cá tra. Theo dự báo của VINAPA, sản lượng cá tra nguyên liệu có thể tăng lên 2 triệu tấn trong vòng 3-4 năm sắp tới.

“Trong năm 2019, nếu thị trường tiêu thụ không hết sản lượng cá tra thì giá cá sẽ giảm. Những người có lợi nhuận trước đây thì tích luỹ được, còn những người nuôi sau, người mới bắt đầu trào lưu phải trả giá”, ông Dũng dự báo.

Như Anh