|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Căng thẳng với Trung Quốc đã giảm, Mỹ nên nhanh chóng làm nóng mối quan hệ với châu Âu?

06:23 | 26/04/2019
Chia sẻ
Sau khi đàm phán thương mại với Trung Quốc đạt một số tiến triển, chuyên gia cho rằng Mỹ nên quan tâm đến các vấn đề của châu Âu hơn vì đây là thị trường chiếm một phần tư lượng xuất khẩu của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Căng thẳng với Trung Quốc đã giảm, Mỹ nên nhanh chóng làm nóng mối quan hệ với châu Âu? - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Đức Angela Merkel chụp ảnh thân thiết tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Brussels, Bỉ vào ngày 11/7/2018.

Trung Quốc - châu Âu trong cán cân thương mại với Mỹ

Việc Washington thiếu quan tâm đến các vấn đề của châu Âu là một sai lầm phải trả giá bằng tiền, chuyên gia phân tích Michael Ivanovitch nhận định.

Khi Đức từ chối tăng phát cho nền kinh tế và phải gồng lưng hỗ trợ cho sự tăng trưởng của châu Âu, một thị trường nơi Mỹ bán 63,4 tỉ USD hàng hóa (tương đương một phần tư doanh số bán hàng ra nước ngoài của Mỹ) trong hai tháng đầu năm nay đang dần chết mòn.

Trong cùng khoảng thời gian, Mỹ cũng chỉ xuất khẩu được 15,6 tỉ USD hàng hóa sang Trung Quốc và doanh số bán hàng đã giảm 20,4% so với hai tháng đầu năm 2018.

Thặng dư thương mại của Bắc Kinh với Washington giảm là một khởi đầu tốt

Michael cho rằng, Mỹ đang lãng phí thời gian để cố gắng cải cách nền kinh tế Trung Quốc. Đã đến lúc Washington nhận ra rằng Trung Quốc - với tư cách là một cường quốc - sẽ phải làm điều này một mình, theo cách riêng và trong thời gian riêng của chính nước này.

Cải cách cơ cấu của Trung Quốc nên được thúc đẩy thông qua Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các công cụ thương mại song phương.

Ưu tiên của Washington lúc này là nên nhanh chóng cân bằng các tài khoản thương mại với Trung Quốc. Còn quá sớm khi cho rằng hai nước đã đạt được tiến triển trong đàm phán thương mại, tuy nhiên việc thặng dư thương mại của Bắc Kinh với Washington giảm 9,2% trong hai tháng đầu năm nay có thể là một khởi đầu tốt.

Mỹ nên nhanh chóng làm nóng mối quan hệ với châu Âu

Mối đe dọa của các rào cản thương mại leo thang giữa Washington và Brussels, bất chấp các bộ trưởng của Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua một vòng đàm phán thương mại mới về hàng hóa công nghiệp với Mỹ vào tháng 4 này.

Trước đó, vào đầu tháng 4, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) USTR đã bắt đầu quá trình trả đũa EU sau khi WTO kết luận việc EU trợ giá cho Airbus khiến Mỹ "chịu ảnh hưởng tiêu cực". Hơn một thập kỷ qua, EU và Mỹ luôn cáo buộc lẫn nhau về việc hỗ trợ bất hợp pháp cho hai hãng sản xuất máy bay - Boeing và Airbus.

Họ đều đã đệ đơn lên WTO. Hai bên đều bị phát hiện đã trợ cấp hàng tỉ USD để có lợi thế trên thị trường máy bay toàn cầu.

Theo Michael, Boeing chỉ là một trong nhiều mặt hàng trong cuộc chiến tranh thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump với EU.

Năm 2018, WTO cho biết sẽ xem xét đề nghị của Mỹ, theo đó áp lệnh trừng phạt trị giá hàng tỉ USD lên hàng hóa châu Âu nhằm trả đũa sau phán quyết EU trợ giá trái phép cho Airbus. Mỹ ước tính giá trị các khoản trợ giá này lên tới 11,2 tỷ USD.

Phục hồi mối quan hệ tốt đẹp với EU, đặc biệt là Đức, một bước đi thiết yếu để Mỹ cân bằng lại quan hệ thương mại với thế giới. Điều này cũng sẽ mở đường để Đức hỗ trợ mạnh mạnh cho nền kinh tế EU - thị trường chiếm một phần tư doanh số xuất khẩu của Mỹ.

Đây là nhận xét của Michael Ivanovitch, nhà phân tích nổi tiếng về kinh tế thế giới, chiến lược đầu tư và địa chính trị. Ông từng là nhà kinh tế cao cấp tại OECD ở Paris, nhà kinh tế quốc tế tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ khu vực New York và từng tham gia giảng dạy môn kinh tế học tại Columbia Business School.

Trần Nam Thi

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.