Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung sẽ có lợi cho nội thất phòng ngủ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ
Bỏ trống thị trường nội thất tỉ đô |
Theo số liệu thống kê của Cục Xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong tháng 11 ước đạt 850 triệu USD, nâng trị giá xuất khẩu trong 11 tháng năm 2018 ước đạt 8,07 tỉ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong đó, giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 5,6 tỉ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2017.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung sẽ có lợi cho nội thất phòng ngủ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ |
Đồ nội thất phòng khách và phòng ăn là mặt hàng xuất khẩu chính trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu trong 10 tháng năm 2018, đạt 1,4 tỉ USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2017.
Mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn xuất khẩu chủ yếu tới một số thị trường chính như Mỹ, Nhật Bản và EU.
Tiếp theo là mặt hàng đồ nội thất phòng ngủ trị giá xuất khẩu đạt 1,4 tỉ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2017.
Cục Xuất nhập khẩu cho hay tốc độ tăng trưởng mạnh của xuất khẩu mặt hàng đồ nội thất phòng ngủ trong những tháng gần đây là do thói quen tiêu dùng, mua sắm, thay thế nội, ngoại thất cũng như hoạt động xây dựng đang tới giai đoạn hoàn thiện vào những tháng cuối năm.
Trong đó, trị giá xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ sang Mỹ chiếm tới 73,2% tổng trị giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam.
Cục Xuất nhập khẩu nhận định căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tạo cơ hội lớn để sản phẩm nội thất phòng ngủ của Việt Nam đẩy mạnh sang thị trường Mỹ trong thời gian tới. Xuất khẩu sang Mỹ tăng trưởng khả quan, sẽ góp phần tăng mạnh giá trị xuất khẩu mặt hàng đồ nội thất phòng ngủ của Việt Nam.
Ngoài ra, trong 10 tháng năm 2018, Việt Nam còn xuất khẩu một số mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ khác như ghế khung gỗ; dăm gỗ; gỗ, ván và ván sàn; đồ nội thất văn phòng; đồ nội thất nhà bếp...
Trong đó, đáng chú ý, trị giá xuất khẩu dăm gỗ tăng rất mạnh, đây là cơ hội tăng nguồn doanh thu cho các doanh nghiệp xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu dăm gỗ tăng mạnh cũng là mối lo ngại do việc khai thác gỗ nguyên liệu non, đường kính nhỏ và băm dăm, làm ảnh hưởng tiêu cực tới chiến lược nguồn liệu của ngành công nghiệp chế biến gỗ và môi trường.
Ngành chế biến gỗ của Việt Nam đang hướng tới sự chuyển dịch sản xuất và tái cấu trúc, theo đó, phát triển dăm gỗ không phải là hướng đi bền vững mang lại giá trị cao cho ngành gỗ của Việt Nam.
Xem thêm |