Căng thẳng Mỹ - Trung Quốc - Hong Kong: Cơn ác mộng với giới ngân hàng
Giới doanh nghiệp và luật sư hiện đang gấp rút xác định các hậu quả do lệnh trừng phạt của Mỹ với Trung Quốc và Hong Kong trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ngày càng tồi tệ.
Các biện pháp cấm vận do chính quyền Tổng thống Trump công bố vào ngày 7/8 vừa qua được cho là đòn đáp trả bộ luật an ninh quốc gia hà khắc do Bắc Kinh áp đặt với Hong Kong. Ngày 10/8, Trung Quốc cũng công khai các biện pháp trừng phạt trả đũa với giới chức Mỹ.
Những chuyên gia của Financial Times nhận định đòn trừng phạt mới nhất của Washington không chỉ gây thiệt hại cho các đơn vị bị nhắm tới đầu tiên mà còn tác động sâu rộng tới toàn bộ thị trường, đặc biệt là giới ngân hàng.
Các biện pháp trừng phạt là gì?
Các biện pháp trừng phạt Washington đưa ra nhắm tới 11 cá nhân được nêu đích danh, bao gồm nhà lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam do có tham gia vào hệ thống tài chính của Mỹ. Ngoài ra, các tổ chức tài chính Mỹ và các cá nhân kinh doanh với những công ty đang bị cấm vận cũng bị nhận lệnh phạt.
Qui trình này có nhiều điểm tương đồng với lệnh cấm vận chính phủ Mỹ từng áp dụng để gây áp lực lên giới chức các nước như Iran và Nga.
Hiệu quả của lệnh cấm một phần phụ thuộc vào việc các cá nhân bị trừng phạt có tài sản tại Mỹ hay không. Ông Luo Huining, quan chức hàng đầu của Trung Quốc tại Hong Kong, cho biết ông không nắm giữ "một xu lẻ" tài sản ở nước ngoài. Ông nói thêm một cách mỉa mai rằng ông sẽ "gửi cho Donald Trump 100 USD để tổng thống Mỹ có tiền mà đóng băng".
Benjamin Kostrzewa, một luật sư tại Hogan Lovells, cho biết: "Các cá nhân có thể không bị thiệt hại quá nhiều nhưng với những ngân hàng có nhiều tài sản ở Mỹ, chính phủ Mỹ chắc chắn sẽ tìm đến họ đầu tiên".
Lệnh cấm vận ảnh hưởng như thế nào tới các ngân hàng?
Cơ quan Tiền tệ Hong Kong cho biết các lệnh trừng phạt "không có ảnh hưởng pháp lí" trong vùng lãnh thổ này nhưng các biện pháp vẫn sẽ có tác động lớn đối với nhóm ngân hàng Mỹ và quốc tế hoạt động tại đây.
Các ngân hàng Mỹ không thể trực tiếp kinh doanh với 11 cá nhân trong danh sách cấm vận và sẽ phải đóng băng tài sản hoặc các khoản phạt rủi ro của họ. Tuy nhiên, nhiều luật sư chỉ ra thực tế rằng các công ty con ở nước ngoài của các ngân hàng Mỹ được thành lập ở nước ngoài thường được hiểu là các thực thể không thuộc Mỹ, điều này có thể khiến họ nằm ngoài quyền tài phán của Washington.
Tuy nhiên, các ngân hàng của những quốc gia khác thì không có viễn cảnh rõ ràng. Giao dịch của nhóm ngân hàng này cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu đi qua hệ thống tài chính Mỹ. Mặt khác, giao dịch quốc tế, phần lớn được thực hiện bằng USD, thường được thanh toán thông qua các ngân hàng đại lí có trụ sở tại Mỹ.
Ngoài ra, bất cứ một ngân hàng nào trên thế giới cũng có thể nhận lệnh trừng phạt gián tiếp vì tham gia vào các giao dịch với 11 cá nhân trong lệnh cấm vận. Suy yếu khả năng tham gia vào hệ thống tài chính Mỹ là điểm yếu chết người với các trung tâm tài chính lớn như Singapore, Thụy Sĩ, Đức...
Nick Turner, một luật sư tại Steptoe, cho biết: "Mỹ từng sử dụng cách tiếp cận này với Nga, Triều Tiên, Iran, Hizbollah... Họ đe dọa các biện pháp trừng phạt đối với mọi tổ chức tài chính từng liên quan đến các giao dịch quan trọng với các bên bị cấm vận".
Bên cạnh các biện pháp trừng phạt thứ cấp, một số luật sư cho rằng các ngân hàng chỉ có thể tránh được thiệt hại nếu duy trì mối quan hệ với các cá nhân bị trừng phạt hoàn toàn bên ngoài hệ thống tài chính của Mỹ. Tuy nhiên, đây là điều kiện rất khó khăn.
Ông Kostrzewa chỉ ra rằng các quan chức bị trừng phạt có khả năng đã chuyển tài sản bằng USD sang Nhân dân tệ của Trung Quốc và Hong Kong để nằm ngoài tầm với của Washington.
Ảnh hưởng tài chính khó ước tính
Các biện pháp trừng phạt cũng gây rủi ro cho các nhà quản lí tài sản và giới doanh nghiệp liên quan với 11 cá nhân có tầm ảnh hưởng này. Các công ty có trụ sở tại Mỹ buộc phải đóng băng khối tài sản thuộc sở hữu của họ, bao gồm chứng khoán, trái phiếu và các hình thức khác.
Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Mỹ cũng nhắc đến "Qui tắc 50%", trong đó khẳng định bất kì công ty nào do các cá nhân sở hữu trên 50% sẽ không được phép tham gia vào hệ thống tài chính Mỹ.
Thông tin này đã khiến giá cổ phiếu của những công ty liên quan giảm mạnh, đẩy thị trường chứng khoán tại khu vực vào tình trạng hỗn độn.
Bà Teresa Cheng, một giới chức Hong Kong, nằm trong danh sách 11 cá nhân bị trừng phạt là vợ của chủ tịch công ty đầu tư Analogue Holdings.
Dù công ty này đã nhanh chóng tuyên bố bà Cheng "không sở hữu hợp pháp bất kì cổ phần hay lợi ích tài chính nào với công ty", họ đã phải bán tháo 2% cổ phần của Transel Elevator & Electric ở New York để nắm quyền sở hữu dưới 50%. Lí do họ đưa ra là "căng thẳng Trung-Mỹ đang leo thang".
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/