Cẩn trọng với những thông tin thổi giá đất nền ở Quảng Nam và Đà Nẵng
Chính quyền thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản cảnh báo người dân về những tin đồn thất thiệt về một số đơn vị hành chính cấp xã của địa phương này sẽ sáp nhập vào thành phố Đà Nẵng. Trước đó cũng đã xuất hiện tin đồn về việc tách 4 xã của huyện Hòa Vang gồm: Hòa Khương, Hòa Nhơn, Hòa Phong và Hòa Tiến thành quận mới có tên là Hiếu Đức. Mục đích của giới "cò" đất tung tin đồn thất thiệt nhằm “thổi” giá đất cao ngất ngưỡng để trục lợi.
Kể từ sau Tết Nguyên đán đến nay, thị trường bất động sản một số khu vực phía Bắc tỉnh Quảng Nam rơi vào tình trạng hỗn loạn. Giá đất không ngừng được giới “cò” đất đẩy lên cao. Tại các phường Điện Nam, Điện Ngọc, Điện Dương… thị xã Điện Bàn, giá đất tăng chóng mặt. Chỉ trong vòng 1 tháng qua, một số nơi giá đất đã tăng gấp 2 đến 3 lần so với trước Tết.
Sau Tết, nhiều khu vực ở Đà Nẵng giá đất tăng chóng mặt.
Cũng tại thị xã Điện Bàn, thông tin về khởi động lại Dự án Làng Đại học lập tức trở thành cái cớ để giới đầu cơ đẩy giá đất lên cao.Mới đây, "cò" đất lại tung tin đồn thất thiệt về việc sáp nhập thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam vào thành phố Đà Nẵng. Ngay lập tức, lãnh đạo UBND thị xã Điện Bàn có văn bản cảnh báo người dân biết được bản chất của các đợt "sốt ảo" về giá đất, qua đó thận trọng trong việc mua bán quyền sử dụng đất, không vì lợi nhuận trước mắt mà bán hết đất ở, đất nông nghiệp ảnh hưởng đến đời sống lâu dài sau này của gia đình.
Ông Trần Úc, Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn cho biết, tất cả dự án tại Điện Nam- Điện Ngọc chỉ mới bắt đầu, phía trước còn rất nhiều thủ tục cần hoàn tất như vốn, giải tỏa đền bù.
Ông Úc cho biết, Dự án Làng Đại học do Đại học Đà Nẵng làm chủ đầu tư. Hiện nay, chủ đầu tư mới trình Bộ Xây dựng hồ sơ điều chỉnh dự án. Chính quyền thị xã Điện Bàn đang trình tỉnh cho chủ trương mở rộng Làng Đại học từ 190 ha (phía Quảng Nam) lên 250 ha để “dung nạp” hết số hộ dân tái định cư.
Người dân cần cảnh giác với chiêu trò tung tin đồn thất thiệt nhằm thổi giá đất lên cao tại Quảng Nam, Đà Nẵng. |
"Khi nào xong quy hoạch xong chúng tôi mới báo cáo UBND tỉnh để tỉnh trình Chính phủ tìm nguồn vốn xây dựng khu tái định cư, sau đó, mới quay lại giải tỏa làng Đại học. Nếu không làm được chuyện đó thì làng Đại học sẽ mãi đứng yên. Chúng tôi phải cố gắng kiểm soát được giá đất, lúc đó mới quay lại câu chuyện giải phóng mặt bằng. Còn nếu không kiểm soát được giá đất như hiện nay thì chắc chắn công tác giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư sẽ là hệ lụy" - ông Úc cho biết thêm.
Lợi dụng giá đất một số khu vực ở thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam tăng cao, một số chủ đầu tư đứng ra liên doanh, liên kết với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản để cùng triển khai dự án và phân chia lợi ích theo thỏa thuận cam kết. Thực tế này đã xảy ra ở hầu hết các dự án bất động tại tại tỉnh Quảng Nam.
Hiện, trong số 79 dự án bất động sản ở thị xã Điện Bàn, chỉ có 1 phần 3 trong số đó đã được cấp giấy phép xây dựng, còn lại mới có chủ trương đầu tư. Thế nhưng, không ít chủ đầu tư đã tự ý hợp đồng với doanh nghiệp bất động sản để cùng hưởng lợi. Chính điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, đặc biệt trong việc giải quyết quyền lợi của khách hàng khi xảy ra tranh chấp.
Lợi dụng giá đất một số khu vực ở thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam tăng cao, một số chủ đầu tư đứng ra liên doanh, liên kết với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản để cùng triển khai dự án và phân chia lợi ích theo thỏa thuận cam kết. Thực tế này đã xảy ra ở hầu hết các dự án bất động tại tại tỉnh Quảng Nam.
Hiện, trong số 79 dự án bất động sản ở thị xã Điện Bàn, chỉ có 1 phần 3 trong số đó đã được cấp giấy phép xây dựng, còn lại mới có chủ trương đầu tư. Thế nhưng, không ít chủ đầu tư đã tự ý hợp đồng với doanh nghiệp bất động sản để cùng hưởng lợi. Chính điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, đặc biệt trong việc giải quyết quyền lợi của khách hàng khi xảy ra tranh chấp.
Một số dự án tại tỉnh Quảng Nam chưa đầy đủ thủ tục vẫn mở bán. |
Ông Trịnh Xuân Thái, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam cho biết, rất nhiều dự án chưa đủ điều kiện để nghiệm thu, cấp sổ đỏ nhưng chủ đầu tư đã ký hợp đồng với nhà phân phối thực hiện các giao dịch huy động vốn.
Theo ông Thái: "Hiện nay, theo thông tin cung cấp từ Phòng Quy hoạch, đối với 79 dự án mà Sở Xây dựng đã trình thì hầu như 79 dự án đó chưa đủ điều kiện chuyển nhượng. Bởi vì, đủ điều kiện khi được Sở Xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu, sau đó cấp sổ và Sở Xây dựng công bố đủ điều kiện thì lúc đó mới giao sổ đỏ cho khách hàng, nhưng hầu hết các dự án đều chưa đến bước đó".
Theo ông Nguyễn Hiền Ninh, Giám đốc Công ty Cổ phần Đất Xanh Miền Trung, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, lượng khách hàng giao dịch tại doanh nghiệp này tăng cao. Tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Bắc và phía Nam thành phố Đà Nẵng tiếp giáp với tỉnh Quảng Nam. Giá giao dịch tăng liên tục, nhiều khách hàng không tìm hiểu kỹ sản phẩm đó là của nhà đầu tư nào, có đảm bảo về tính pháp lý, tiến độ triển khai dự án hay không. Ông Ninh nhận định, giá đất tăng đột biến chỉ dựa vào phân khúc thị trường nội bộ như vậy thì khó mà ổn định lâu được.
"Để cho người dân được sở hữu bất động sản đó thực sự để xây nhà thì là 5 năm hay 6 tháng? Tức là 5 năm sau mới xong hạ tầng hay 6 tháng sau mới xong hạ tầng. Điều đó phụ thuộc vào năng lực, cách thức triển khai của những chủ đầu tư dự án. Nếu chủ đầu tư triển khai sớm, triển khai đúng thì người dân được hưởng lợi, còn nếu triển khai chậm và triển khai dở chừng thì người dân sẽ không được lợi" - ông Nguyễn Hiền Ninh cho biết./.
Đà Nẵng tăng giá đất, dân tái định cư nghèo ôm nợ VOV.VN - Đầu năm nay, thành phố Đà Nẵng điều chỉnh giá đất theo qui định. Việc điều chỉnh tăng khiến hàng nghìn hộ dân tái định cư nghèo nợ tiền đất lo lắng.
“Cò đất” Đà Nẵng tung tin đồn thất thiệt, gây sốt đất ảo VOV.VN - Tin điều chỉnh quy hoạch, dự án mới, chia tách đơn vị hành chính… là những tin đồn tung ra để “thổi” giá đất tại các vùng ven thành phố Đà Nẵng.