|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Cần cơ chế giám sát đặc biệt để những 'quả đấm thép' mạnh lên

07:49 | 14/12/2017
Chia sẻ
Vinashin, Vinalines trước đây cùng với Tập đoàn Dầu khí (PVN), Tập đoàn Caosu, Tập đoàn Hóa chất… từng được kỳ vọng là những “quả đấm thép” của nền kinh tế. Thế nhưng hàng loạt những dự án nghìn tỉ thua lỗ, hàng loạt lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của PVN, Tập đoàn Caosu Việt Nam cùng các công ty thành viên bị khởi tố gần đây lại đặt ra vấn đề: Vì sao không ít những “quả đấm thép” này thất bại và cơ chế giám sát thế nào để phát huy hiệu quả của những tập đoàn kinh tế trong tương lai.
can co che giam sat dac biet de nhung qua dam thep manh len Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt: Giám sát để tránh lạm quyền
can co che giam sat dac biet de nhung qua dam thep manh len Trước ông Đinh La Thăng, những lãnh đạo nào của PVN đã bị khởi tố?
can co che giam sat dac biet de nhung qua dam thep manh len Sau khi bị khởi tố, Bộ Công thương tạm đình chỉ công tác ông Nguyễn Quốc Khánh

Hai nguyên lãnh đạo tập đoàn khác nhau nhưng cùng một tội danh

can co che giam sat dac biet de nhung qua dam thep manh len
Ảnh từ trái qua: Nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí VN Nguyễn Xuân Sơn; Nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Caosu Việt Nam (VRG) Lê Quang Thung; Nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí VN Nguyễn Quốc Khánh đã bị khởi tố.

Trong vòng chưa đến 1 tuần, hai nhân vật nguyên là lãnh đạo hai tập đoàn lớn là ông Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐQT PVN) và ông Lê Quang Thung (nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Caosu Việt Nam - VRG) bị khởi tố cùng để điều tra về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Với ông Đinh La Thăng, thì trước đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận ông Thăng vi phạm quy chế làm việc khi ký thỏa thuận tham gia góp vốn tại văn bản số 6934 ngày 18.9.2008 với Chủ tịch HĐQT OceanBank. Cũng trong kết luận này, ông Thăng còn chịu trách nhiệm trong việc ban hành Nghị quyết số 4266 góp vốn vượt mức quy định vào OceanBank, trái quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, gây thiệt hại rất nghiêm trọng cho PVN.

Với nguyên chủ tịch HĐQT VRG thì kết luận của Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ hàng loạt những sai phạm về kinh tế của VRG thời ông Lê Quang Thung là hàng loạt sai phạm trong quản lý, sử dụng vốn, gây thiệt hại về kinh tế 8.300 tỉ đồng. Rõ ràng những sai phạm của ông Đinh La Thăng và ông Lê Quang Thung đều liên quan đến quản lý, sử dụng nguồn vốn của Nhà nước, gây thiệt hại nghiêm trọng.

Do buông lỏng quản lý

Trao đổi với PV Báo Lao Động chiều 13.12, chuyên gia kinh tế - TS Lê Đình Ân - Nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia, Bộ Kế hoạch Đầu tư - khẳng định: Tình trạng các TCty, DN Nhà nước bị thua lỗ, thất thoát vốn Nhà nước là do các ngành chủ quản buông lỏng quản lý Nhà nước. Các cơ quan của Nhà nước từ lâu lắm rồi buông lỏng vai trò quản lý của mình. “Ví như vụ thất thoát 800 tỉ của ngành dầu khí, tại sao Ngân hàng Nhà nước không biết để “thổi còi”. Hay các dự án đầu tư ra nước ngoài không hiệu quả, tại sao cơ quan chịu trách nhiệm đầu tư ra nước ngoài lại không thẩm định và có ý kiến. Vì vậy, sự thua lỗ, thất thoát tài sản tại các TCty, DN Nhà nước của các ngành đầu tiên do các cơ quan Nhà nước, các ngành đã buông lỏng quản lý và không làm tròn chức năng của mình trong thời gian khá dài. Thứ hai là phân cấp chính sách của chúng ta không ổn định và không có cơ chế giám sát, công cụ giám sát của Nhà nước đã bị buông lỏng” - TS Lê Đình Ân nhấn mạnh.

Một vấn đề khác là cơ chế chính sách không được duy trì lâu dài mà luôn luôn thay đổi làm cho DN rất khó ứng phó, nhiều chính sách hiện nay thay đổi đến mức làm cho DN vận dụng chính sách nào cũng được. Chính sách không rõ ràng, không chặt chẽ, tạo kẽ hở để DN “vận dụng”. “Chính vì vậy mà đã xảy ra hàng loạt DN lớn làm ăn thua lỗ, đổ bể như Vinalines, Vinashin, các DN trong ngành caosu, dầu khí, các “ngân hàng không đồng”, các tập đoàn lớn càng được hưởng nhiều ưu đãi thì càng “chết sâu”. Đây là lỗ hổng của mình về cơ chế chính sách cần xiết lại. Nhà nước cần dựa vào chính sách để Quốc hội và các cơ quan của chính phủ giám sát. Nếu không tăng cường giám sát toàn diện thì sắp tới sẽ còn nhiều tập đoàn bị thua lỗ chứ không riêng gì những tập đoàn lớn của ngành dầu khí, caosu” - TS Lê Đình Ân thẳng thắn bày tỏ quan điểm.

can co che giam sat dac biet de nhung qua dam thep manh len
Dự án ethanol Phú Thọ nghìn tỉ “đắp chiếu”. Ảnh: A.C

Cơ chế giám sát thế nào?

Ở góc nhìn của mình, chuyên gia kinh tế PGS-TS Ngô Trí Long nêu quan điểm: “Nhiều tập đoàn lớn được thành lập trước đây không hẳn vì lợi ích chung của đất nước, mà còn vì lợi ích nhóm, lợi ích của chính cá nhân họ. Năng lực quản lý của các DN này rất yếu kém. Nhiều tập đoàn là sân sau của quan chức Nhà nước, nên sờ vào đâu cũng thấy vấn đề: Dầu khí, Vinashin, Vinalines… Người đứng đầu những DN này đều bị “dính chàm” ở mức nghiêm trọng đáng báo động”.

Để khắc phục vấn đề này, theo TS Ngô Trí Long, Nhà nước cần xem lại mô hình quản lý có phù hợp hay không. Bên cạnh đó cách chọn người, công tác kiểm tra giám sát cần xem xét lại và cần mạnh dạn cắt bỏ những mô hình không hiệu quả và tái cơ cấu mạnh mẽ các DN, các tập đoàn Nhà nước. Tuy nhiên, TS Ngô Trí Long cũng băng khoăn, nếu mình chưa nghiên cứu được mô hình xem hiệu quả như thế nào mà vội vàng áp dụng là rất mạo hiểm. “Nhà nước đang bàn thảo xem có nên thành lập một ủy ban hay một cơ quan quản lý chung các DN. Trong khi Nhà nước còn không thể quản lý nổi các DN, thì liệu cơ quan mới thành lập này có làm được vai trò đó không, cần phải xem xét lại” - TS Ngô Trí Long cảnh báo.

Khánh Vũ