Cận cảnh hoang tàn của 'nghĩa địa' hồ tiêu Tây Nguyên
Những ngày đầu xuân 2018, về tại huyện Chư Pưh và Chư Sê (Gia Lai) - nơi được mệnh danh là thủ phủ hồ tiêu của Tây Nguyên, nay đã trở thành “nghĩa địa” hồ tiêu, cảnh tượng hoang tàn bao trùm. Tiêu chết trắng, người thì chạy nợ, người ở lại thì loay hoay không biết trồng cây gì...
Để ghi nhận về đời sống của nông dân sau thời sau thời “vàng đen”, PV Dân trí đã tìm về các xã Ia Phang, Ia Le, Ia Blứ, nơi có diện tích hồ tiêu nhiều nhất huyện Chư Pưh. Đập vào mắt chúng tôi là những vườn tiêu chết trắng, khô queo, nhà cửa hoang tàn, đóng cửa kín mít.
Một khung cảnh ảm đạm hiện ra bên những vườn tiêu chết khô, không một bóng người.
Cảnh hoang tàn của “nghĩa địa” hồ tiêu tại Gia Lai những ngày đầu năm 2018:
Chỉ hơn 2 năm đã có hơn 1600 trụ tiêu của gia đình ông Nguyễn Đình Nhiên (53 tuổi, xã Ia Blứ, Chư Pưh) chết trắng |
Gia đình ông Nhiên lâm vào cảnh nợ nần vì tiêu |
Hàng ngàn diện tích tiêu chết trắng, Chư Pưh trở thành "nghĩa địa" của hồ tiêu |
Các vườn tiêu đều chung biểu hiện chết dần dần rồi khô cả vườn |
Hiện giờ người dân vẫn không biết sao tiêu lại chết trắng như vậy |
Những vườn cà phê mọc lên để thay thế vườn tiêu chết |
Nhiều căn nhà bỏ hoang, dân vỡ nợ nên bỏ xứ mà đi |
Các cây ăn quả được người dân lựa chọn, nhưng họ vẫn hy vọng được chính quyền tư vấn để không phải theo "vết xe đổ" như cây tiêu. |
Theo Dân Trí
Link bài gốc