Cân bằng giữa tiền tiết kiệm nghỉ hưu và quỹ khẩn cấp: Làm sao để dành được nhiều tiền nhất?
Theo CNBC, ở Mỹ, các chuyên gia cho biết, mặc dù có giới hạn đóng góp quỹ hữu trí (401(k)) cao hơn cho năm 2023 nhưng người dân vẫn được khuyên rằng không nên bỏ qua khoản tiết kiệm hưu trí để tối đa hóa kế hoạch nghỉ hưu của mình.
Kết quả một cuộc khảo sát tại quốc gia này của Fidelity Investments cho thấy, hơn một nửa số người để tiết kiệm đang ưu tiên các mục tiêu tài chính ngắn hạn vào năm 2023, bao gồm cả quỹ khẩn cấp, theo một nghiên cứu gần đây của.
Tầm quan trọng của việc cân bằng tiết kiệm nghỉ hưu và quỹ khẩn cấp
Bà Catherine Valega, người sáng lập Green Bee Advisory ở Boston cho biết: “Làm sao để tiết kiệm cân bằng luôn là yếu tố quan trọng. Mặc dù mục tiêu tối đa hóa tiết kiệm nghỉ hưu của bạn nên là mục tiêu chính nhưng khoản tiết kiệm khẩn cấp của bạn cũng quan trọng không kém”.
Trong khi đó, Leslie Beck, một chuyên gia tài chính làm việc tại Rutherford, New Jersey và là người sáng lập Compass Wealth Management cho biết bà có một “quy tắc ngón tay cái” về cách quyết định giữa tiết kiệm hưu trí và tiết kiệm khẩn cấp.
Theo Valega, bạn nên duy trì tiền tiết kiệm nghỉ hưu và bảo hiểm xã hội của mình, sau đó, nếu khoản quỹ khẩn cấp của bạn hơi ít, bạn không thấy an tâm thì có thể tạm chuyển mục tiêu sang tiết kiệm ngắn hạn.
Làm thế nào để biết quỹ khẩn cấp của bạn đủ hay chưa?
Nếu bạn còn độc thân, Beck khuyên bạn nên giữ “các chi phí thiết yếu gần bằng một năm” để trang trải các nhu cầu cần thiết như nhà cửa, thực phẩm và các tiện ích sinh hoạt.
“Bạn nên chuẩn bị đủ [chi phí thiết yếu] cho một năm phòng trường hợp có sự suy thoái trên thị trường việc làm, điều mà chúng ta có thể hướng tới hoặc không”, Beck nói, đồng thời lưu ý rằng thường mất nhiều thời gian hơn dự kiến để tìm được việc làm sau khi bị sa thải, đặc biệt là đối với nhân viên nhiều kinh nghiệm muốn được trả lương cao hơn trong bối cảnh kinh tế suy thoái.
Tuy nhiên, khuyến nghị của chuyên gia này thay đổi đối với các cặp vợ chồng có thu nhập kép. Bà nói: “Gia đình bạn có thể xây dựng quỹ khẩn cấp bằng 6 tháng sinh hoạt, thậm chí có thể là 3 tháng, tùy thuộc vào ngành nghề mà bạn làm việc”.
Bên cạnh đó, các chuyên gia tài chính cũng nhấn mạnh, chúng ta nên điều chỉnh linh hoạt nếu có thể tiếp cận với các hạn mức tín dụng cao – đó có thể là một nguồn tiền mặt khác cho các chi phí khẩn cấp. Tuy nhiên, lưu ý là bạn cần phải “hết sức thận trọng” khi khai thác các khoản vay tiềm năng vì việc vay mượn sau khi mất việc làm có thể khiến bạn gặp rủi ro tài chính nghiêm trọng hơn.
Valega gợi ý một quỹ khẩn cấp từ 12 đến 18 tháng chi phí, thừa nhận rằng bản thân “thận trọng hơn hầu hết mọi người”, thế nhưng bà cũng cho biết con số chính xác phụ thuộc vào lĩnh vực nghề nghiệp và sở thích cá nhân của bạn. Ví dụ, nếu bạn làm việc trong lĩnh vực công nghệ thì có thể cần để dành nhiều tiền tiết kiệm khẩn cấp hơn so với nhân viên y tế hay công chức nhà nước.
Nhìn chung, để cân bằng giữa tiết kiệm cho mục tiêu nghỉ hưu lâu dài sau này và tiết kiệm ngắn hạn để có quỹ khẩn cấp phục vụ các nhu cầu hiện tại hoặc phát sinh, bạn phải căn cứ vào điều kiện thực tế, thu nhập, mức chi tiêu để điều chỉnh.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/