|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Cải cách môi trường kinh doanh khó đạt mục tiêu đề ra?

15:43 | 10/03/2017
Chia sẻ
Sau ba năm triển khai Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh đem lại một số hiệu quả nhất định, nhưng nhìn vào thực tế triển khai, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đặng Huy Đông lo ngại khó có thể đạt các mục tiêu đề ra.
cai cach moi truong kinh doanh kho dat muc tieu de ra
Hội nghị thực hiện Nghị quyết 19. (Ảnh: Dân trí).

Mục tiêu ASEAN4 - mới đi được nửa đường

Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, Nguyễn Đình Cung cho biết tại hội nghị triển khai Nghị quyết 19/2017 sáng 10/3, môi trường kinh doanh Việt Nam liên tục cải thiện, năm 2016 tăng 9 bậc, từ vị trí số 91 lên vị trí số 82. Đây là mức cải thiện nhiều nhất kể từ năm 2008.

Tuy nhiên, để đạt mục tiêu vào top ASEAN4, tức là ở vị trí 43, cải cách môi trường kinh doanh của Việt Nam mới đi được nửa đường, khoảng cách còn rất xa so với các nước.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông bày tỏ lo ngại, vị trí từ 91 tăng lên 82 về thứ bậc trong bảng xếp hạng nhưng chỉ là phép cộng giản đơn, chưa thu hẹp được khoảng cách về năng lực cạnh tranh so với các quốc gia.

Dựa trên thực tế cải thiện môi trường kinh doanh mấy năm qua, vị Thứ trưởng cho rằng việc triển khai mới chỉ thực hiện theo cách truyền thống, tuần tự, từng bước. Ông cho rằng nếu chỉ có sự tích cực của các hiệp hội doanh nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp sẽ chưa thực sự đem lại hiệu quả. "Có các yếu tố trên mà không có sự tích cực, năng động và sáng tạo của cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền với tinh thần của Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động và phục vụ người dân và doanh nghiệp thì khó có thể đạt được những mục tiêu đề ra", Thứ trưởng Đông nhận định.

Viện trưởng Nguyễn Đình Cung cũng cho rằng điểm chưa thành công của việc triển khai Nghị quyết là công chức có liên quan và bộ máy quản lý rất trì trệ thụ động.

"Câu trả lời thường nghe là 'Chúng tôi làm đúng quy định', ít quan tâm đến những vẫn đề khó khăn của doanh nghiệp do chính văn bản pháp lý đề ra. Phần đúng thường là về phía cơ quan nhà nước, cho rằng nếu thay đổi thì khó quản lý được", ông Cung chia sẻ.

Vị chuyên gia chất vấn, còn nhiều văn bản đã nêu liên tục trong các Nghị quyết 19 vẫn chưa được bổ sung, sửa đổi. Trong đó có thông tư 28/2012/TT-BKHCN về công bố hợp chuẩn, hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Theo đó, chưa giảm được số lượng hàng hoá phải kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu từ 30% xuống còn 15%.

"Đây là món nợ lớn đối với doanh nghiệp, 40% giải pháp đưa ra chưa thực hiện được đây lại là những giải pháp có thể tạo ra thay đổi lớn", ông Cung nhấn mạnh.

'Không làm là thất bại'

Ông Đào Huy Giám, Tổng thư ký Diễn đàn kinh tế tư nhân cũng chỉ ra, lợi ích nhóm là đối tượng chính gây trở ngại việc cải thiện môi trường kinh doanh. Mặc dù các Bộ ngành đã có văn bản đánh giá nhưng cộng động doanh nghiệp cho rằng vẫn còn có sự né tránh của cơ quan công quyền khi không lấy ý kiến của đối tượng bị tác động chịu thiệt hại và lấy ý kiến của cơ quan được hưởng lợi. Ông Giám đề nghị cộng đồng doanh nghiệp được tham gia vào quá trình soạn thảo các chính sách.

Một đại diện ngành sữa chia sẻ, doanh nghiệp "ngại" cơ quan quản lý nhà nước nên các kiến nghị đều thông qua Hiệp hội. Vị này nêu 11 kiến nghị trong đó có những vấn đề đặt ra từ năm 2016 vẫn chưa được thực thi. Ông đưa ra dẫn chứng về các quy định về lý thì đúng nhưng chưa hợp trong ngành sữa: "Sữa chua là mặt hàng sau chế biến không con vi khuẩn nào sống nổi mà vẫn bị kiểm tra nhiễm khuẩn bởi hai Bộ Y tế và Nông nghiệp. Như vậy làm phức tạp thêm tình hình thông quan ở cửa khẩu và bị tới hai loại kiểm tra".

Rất bức xúc trước quyết định nội địa hoá, Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí cho biết, cả một năm Hiệp hội kiến nghị nhiều nhưng lần có lẽ Chính phủ bận quá cơ khí bị lãng quên. Ông đề xuất hai yêu cầu sớm tái cơ cấu bộ máy quản lý ở cấp Bộ và Chính phủ. "Hiện nay chuyên viên cơ quan nhà nước không hiểu về ngành không làm chính sách cho ngành được, không hiểu bức xúc của doanh nghiệp", vị này phát biểu.

Dù còn nhiều bất cập trong quá trình thực hiện, nhưng Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng phải làm, phải thực hiện môi trường kinh doanh. "Không thì chắc chắn thất bại, làm thì may ra mới có cơ hội. Doanh nghiệp rất bức xúc, nếu làm tốt không chỉ giải quyết cái trước mắt và gián tiếp. Phải làm để bức xúc hôm nay không có nữa", Phó Thủ tướng nhận định.

Cho rằng một số kiến nghị của doanh nghiệp rất tốt, rất cụ thể, Phó Thủ tướn gợi ý, không chỉ "kêu", các đơn vị nên kiến nghị sửa các chính sách, văn bản như thế nào.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thái Hoàng

Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025: Triển vọng thị trường trước thềm nâng hạng dưới góc nhìn của chuyên gia Dragon Capital
Nhìn về 2025, chuyên gia của Dragon Capital cho rằng nhà đầu tư nội cần chuẩn bị cho sự biến động do sự gia tăng cạnh tranh từ các nhà đầu tư quốc tế, nhưng cũng có nguy cơ dễ bị tác động mạnh bởi các biến động trên thị trường quốc tế. Điều này đồng nghĩa với việc thị trường có thể biến động lớn hơn.