|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Cách thức vay vốn hiệu quả cho doanh nghiệp SME thời kỳ 4.0

15:00 | 08/11/2022
Chia sẻ
Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo động lực cho doanh nghiệp thay đổi trên nhiều phương diện như phương thức kinh doanh, cách tối ưu chi phí, kế hoạch mở rộng thị trường và đối tác…Cơ hội đa dạng hơn, nguồn vốn cũng trở nên cấp thiết hơn. Thị trường từ đó cũng đưa ra "đề bài" mới cho cách tiếp cận vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là SME.

Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng chung trên thị trường ngày nay. Theo nghiên cứu vấn đề số hoá tại các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam nằm trong top những quốc gia số hoá doanh nghiệp. Trên 80% doanh nghiệp Việt đặc biệt quan tâm đến việc chuyển đổi số, bởi khi đó, họ tối ưu được thời gian và chi phí.

Việt Nam đứng đầu trong top những quốc gia số hoá doanh nghiệp trong khu vực Đông Nam Á với số điểm 26.8 (Nguồn: Báo Công Thương) 

Ví dụ rõ ràng và dễ nhận thấy nhất là đối với doanh nghiệp cơ khí, sản xuất. Ông Ngọc Kỳ, giám đốc một công ty cơ khí cho biết: "Nhờ số hóa một số công đoạn, quy trình sản xuất, doanh nghiệp của tôi này đã rút ngắn được 1/3 thời gian sản xuất, giảm 50% nhân công vận hành, giảm chi phí nhân công 5 lần đối với mỗi sản phẩm và năng suất lao động tăng gần 5 lần so với công nghệ cũ. Số hóa đã giải quyết được 3 bài toán: Giảm giá thành, ổn định về chất lượng và đáp ứng được thời gian giao hàng”.

Ở góc độ thương mại, dự báo giai đoạn từ năm 2022-2025, thương mại điện tử Việt Nam tăng trung bình 25%/năm, đạt 35 tỷ USD vào năm 2025, chiếm 10% tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Theo ông Gijae Seong, Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam, trong vòng 12 tháng (từ 1/9/2021- 31/8/2022), các đối tác bán hàng Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trên Amazon với gần 10 triệu sản phẩm “Made in Vietnam” được bán ra cho khách hàng Amazon trên toàn cầu. Ngoài ra, số lượng đối tác bán hàng Việt Nam trên kênh này cũng tăng 80% so với cùng kỳ năm trước.

Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gia tăng thị phần thông qua việc mở gian hàng trên các sàn thương mại điện tử hay sử dụng Facebook, Tiktok là kênh bán hàng chính…

Chị Xuyến Nguyễn – CEO của CoupleTX chia sẻ: "Trong năm vừa qua, CoupleTX không chỉ có chuỗi cửa hàng để mua trực tiếp, chúng tôi đem các sản phẩm của mình lên sàn thương mại điện tử để khách hàng có thể dễ dàng mua sắm, tiết kiệm thời gian và công sức. Tệp khách hàng của chúng tôi cũng mở rộng hơn, sản phẩm tiếp cận đến nhiều người tiêu dùng hơn thông qua các công cụ quảng cáo và những chương trình ưu đãi trực tuyến.”

Có thể khẳng định, cách mạng 4.0 mở ra cho doanh nghiệp, đăc biệt là SME nhiều cơ hội để phát triển. Bên cạnh đó, thách thức cũng tăng lên trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi việc nắm bắt thời cơ kịp thời. Cùng với đó, hòa theo dòng chảy chuyển đổi số, tư duy về dịch vụ "nhanh - gọn - đơn giản" đã dần "bén rễ" trong nhu cầu của chủ doanh nghiệp.

Bài toán về vay vốn lưu động với quy trình dễ dàng, chủ động trở nên cấp thiết. Đứng dưới góc độ ngân hàng, việc sáng tạo và ra mắt các giải pháp với hàm lượng số hóa cao là một xu hướng tất yếu. Tại điểm “giao nhau” giữa nhu cầu khách hàng và sản phẩm ngân hàng, cách thức vay vốn trực tuyến đã ra mắt thị trường, cởi nút thắt về vốn cho doanh nghiệp, cũng là phương thức để ngân hàng tiết giảm chi phí, rút ngắn quá trình vận hành. 

Gói vay tín chấp online M-power là giải pháp có 1-0-2 cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. (Ảnh: MSB).

Một trong những giải pháp nổi bật trên thị trường hiện nay là gói vay tín chấp online M-Power của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB). Doanh nghiệp SME có thể vay với hạn mức lên đến 15 tỷ đồng với thời gian phê duyệt hạn mức chỉ trong 3 ngày làm việc, cùng quy trình thực hiện 100% online. Khách hàng cũng có thể trải nghiệm những lợi thế cạnh tranh của sản phẩm như 1 phút giải ngân online, 0 tài sản thế chấp, 2 lần ưu đãi lãi suất và phí khi đăng ký vay online và mở tài khoản doanh nghiệp.

Với gói vay này, MSB còn giải quyết vấn đề cốt lõi về tài sản thế chấp, xuất phát từ thực tế qua 2 năm dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp đã cầm cố hầu hết tài sản tại ngân hàng để duy trì hoạt động kinh doanh. 

Chị Nguyễn Mỹ Hạnh - chủ doanh nghiệp về túi giấy và bao bì đã trải nghiệm sản phẩm M-Power hồi cuối tháng 9 chia sẻ: “Thời điểm đó, số lượng đơn hàng đặt trước cho dịp cuối năm từ các đối tác tăng cao nhưng nguồn vốn công ty không sẵn sàng đáp ứng, tôi đã định từ chối nhiều đơn hàng hấp dẫn. May mắn biết đến gói M-Power, tôi chỉ cần đăng ký và tải hồ sơ trực tuyến, trong 3 ngày đã nhận được thông báo phê duyệt hạn mức từ MSB. Nhờ nguồn vốn này, doanh nghiệp tôi đã tự tin nhận lời tất cả đối tác, dự kiến lợi nhuận riêng quý IV năm 2022 sẽ tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái”.

Để biết thêm thông tin chi tiết về gói vay online M-Power, doanh nghiệp SME có thể truy cập trang thông tin chính tức của MSB tại đây.

Bích Thu