|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Brazil sắp đấu giá 150.000 bao cà phê Arabica

11:27 | 08/03/2017
Chia sẻ
Ngày mai (9/3), Công ty cung ứng quốc gia (CONAB) của Brazil sẽ chào bán gần 150.000 bao cà phê Arabica (60kg/bao) thông qua hệ thống giao dịch điện tử.
brazil sap dau gia 150000 bao ca phe arabica
(Ảnh: Reuters).

Bộ Công thương dẫn lời Thương vụ Việt Nam tại Brazil cho biết, từ đầu năm 2017, Chính phủ Brazil tiếp tục cho phép CONAB thường xuyên tổ chức bán đấu giá trực tuyến cà phê Arabica, nhằm mục đích tăng cường nguồn cung cà phê nhân cho thị trường trong nước và giảm áp lực tăng giá từ các nhà trồng cà phê thế giới.

Theo đó, công ty này được phép tổ chức đấu giá Arabica trung bình hai lần/tháng cho đến khi mùa thu hoạch cà phê tại Brazil kết thúc vào tháng 5 tới.

Trong đợt đấu giá vào ngày 9/3 tới đây, CONAB sẽ chào bán gần 150.000 bao cà phê (60kg/bao) thông qua hệ thống giao dịch điện tử. Tuy nhiên, chỉ có các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán và có đăng ký với Hệ thống kiểm soát đấu giá ảo của CONAB mới có quyền tham gia đấu giá.

Bên cạnh đó, giá tham chiếu sẽ được công bố trước 2 ngày trước khi diễn ra buổi đấu giá và tùy vào tình trạng của lô hàng đang được CONAB trữ trong kho. Người tham gia đấu giá có thể đến kiểm tra hàng tại kho, nhưng không được lấy mẫu.

Những lần đầu giá trước, giá bình quân khớp lệnh ở khoảng 500 R Brazlin/bao 60 kg, tương đương với khoảng 2.680 USD/tấn, giá này thấp hơn nhiều so với giá Arabica trên thị trường quốc tế.

Trước đó vào năm 2016, CONAB đã tiến hành 36 lần bán đấu giá, giải phóng hơn 800.000 bao cà phê Arabica được bán ra thị trường.

Tính riêng 2 tháng đầu năm nay, CONAB cũng đã bán đấu giá thành công 390.000 bao thông qua hệ thống giao dịch trực tuyến.

Hồng Vũ

[Infographic] Bức tranh kinh tế vĩ mô 4 tháng đầu năm qua các con số
Trong 4 tháng đầu năm, xuất hiện nhiều điểm sáng của nền kinh tế như: Xuất siêu hơn 8 tỷ USD, sản xuất công nghiệp phục hồi tăng trưởng 6%, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6,2 triệu lượt khách, cao hơn cả cùng kỳ năm 2019. Dù vậy, nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui vẫn cao hơn cả số doanh nghiệp gia nhập thị trường.