|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Bộ trưởng Xây dựng: Trách nhiệm xử lý tòa nhà 8B Lê Trực và khu HH Linh Đàm là của Hà Nội

16:07 | 04/06/2019
Chia sẻ
Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà cho rằng trách nhiệm xử lý vi phạm tại công trình 8B Lê Trực và HH Linh Đàm là của TP. Hà Nội.
Bộ trưởng Xây dựng: Trách nhiệm xử lý tòa nhà 8B Lê Trực và khu HH Linh Đàm là của Hà Nội - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà trả lời chất vấn Quốc hội chiều 4/6 (Ảnh chụp màn hình)

Tại phiên chất vấn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà diễn ra chiều 4/6, Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) cũng yêu cầu Bộ trưởng Phạm Hồng Hà chỉ ra trách nhiệm của Bộ Xây dựng trong việc quản lý trật tự đô thị đối với tòa nhà 8B Lê Trực và tổ hợp HH Linh Đàm (quận Hoàng Mai, TP Hà Nội).

Trả lời trước Quốc hội, Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà cho rằng, vụ việc này thuộc trách thuộc trách nhiệm xử lý của Hà Nội.

Bộ trưởng cho biết, đối với tòa 8B Lê Trực, hiện nay, Thành phố Hà Nội đang thực hiện cưỡng chế, phá dỡ phần vi phạm theo giấy phép. Hiện tại, việc phá dỡ các tầng vi phạm theo chiều ngang đã được thực hiện. Tuy nhiên, việc phá dỡ phần vi phạm theo chiều dọc còn gặp khó khăn.

"Cắt một số diện tích của các tầng theo chiều dọc có liên quan đến kết cấu và khả năng chịu lực của công trình. Bộ Xây dựng sẵn sàng phối  hợp với Hà Nội, sử dụng các đơn vị của Bộ để giúp Hà Nội nếu Hà Nội yêu cầu để có những tính toán chính xác.", ông Hà nói.

Liên quan đến tổ hợp HH Linh Đàm, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà khẳng định: "Đối với khu HH Linh Đàm, tôi xin nói hẳn là trách nhiệm xử lý vi phạm này là của Hà Nội chứ không phải của Bộ Xây dựng".

Bộ trưởng Xây dựng cho biết thêm, hiện nay, trong việc phối hợp về Hà Nội về việc xử lý sai phạm ở tòa nhà 8B Lê Trực, từ tháng 8/2017 Bộ Xây dựng đã có văn bản đôn đốc UBND thành phố thực hiện triển khai các chỉ đạo xử lý theo quy định, đảm bảo kết cấu chủ lực và an toàn cho người dân sống tại tòa nhà 8B Lê Trực.

Bộ Xây dựng cũng đã giao cho Cục giám định Nhà nước phối hợp với Hà Nội để tham gia ý kiến cùng với Sở Xây dựng để đánh giá kết cấu chịu lực của Hà Nội. "Vấn đề này, chúng tôi cũng đã chủ động phối hợp với Hà Nội", Bộ trưởng nói.

Nói thêm về vi phạm trật tự xây dựng, ông Hà cho biết, quy định pháp luật đã có đủ song thực tế, hành vi vi phạm không phép, sai phép đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, gây ra lệch lạc trong hoạt động xây dựng.

Nguyên nhân được tư lệnh ngành xây dựng đưa ra, là địa phương chưa quan tâm đúng mức tới quản lý trật tự xây dựng. Thanh tra xây dựng còn mỏng, một bộ phận cán bộ thanh tra chưa đáp ứng nhu cầu. Tại một số địa phương quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc chậm, chưa được quan tâm đúng mức, làm ảnh hưởng tới quản lý trật tự xây dựng.

"Ý thức chấp hành của doanh nghiệp, người dân chưa tốt. Nhiều trường hợp bị phát hiện, nhưng vẫn cố tình vi phạm", ông đánh giá.

Về giải pháp, ông Hà nói ngoài tiếp tục hoàn thiện pháp luật, Bộ Xây dựng sẽ đề xuất mô hình tổ chức thanh tra xây dựng đô thị phù hợp hơn. Cụ thể, Thủ tướng đã đồng ý thực hiện thí điểm mô hình đội quản lý trật tự xây dựng cấp phường để gắn chặt hơn với chính quyền. Sau khi thí điểm ở Hà Nội và TP HCM, Bộ sẽ đánh giá, tổng kết và có đề xuất nhân rộng.Vấn đề vi phạm trật tư xây dựng, giải pháp và trách nhiệm của Bộ Xây dựng.

Thu Hà

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.