|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Bộ trưởng Xây dựng: ‘Thị trường BĐS còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, một bộ phận bị lợi ích nhóm chi phối’

09:54 | 16/11/2017
Chia sẻ
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, nguồn vốn đổ vào BĐS hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào ngân hàng và vốn huy động từ khách hàng, trong khi vốn chủ sở hữu của chủ đầu tư còn thấp; cơ cấu sản phẩm BĐS dư cung ở phân khúc cao cấp và thiếu sản phẩm nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội...
bo truong bo xay dung thi truong bds hien con tiem an nhieu rui ro mot bo phan bi loi ich nhom chi phoi
Theo Bộ trưởng Phạm Hồng Hà, một bộ phận thị trường BĐS hiện đang bị lợi ích nhóm chi phối. Ảnh: Hiếu Quân.

Tại Diễn đàn Bất động sản Việt Nam thường niên lần thứ 1 được tổ chức tại Hà Nội mới đây, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà đánh giá: “Thị trường bất động sản (BĐS) nước ta hiện nay đang phát triển chưa đồng bộ, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, một bộ phận trong đó phát triển theo hướng tự phát và bị lợi ích nhóm chi phối”.

Bộ trưởng lý giải, nguồn vốn đổ vào BĐS hiện nay chưa đa dạng, chủ yếu phụ thuộc vào ngân hàng và vốn huy động từ khách hàng, trong khi vốn chủ sở hữu của chủ đầu tư còn thấp; kiểm soát tín dụng vào BĐS khó khăn do chủ đầu tư vay vốn qua công ty con, công ty liên kết; cơ cấu sản phẩm BĐS dư cung ở phân khúc cao cấp và thiếu sản phẩm nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội... Dự báo, năm 2018, thị trường BĐS sẽ chưa có biến động gì lớn.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS - Bộ Xây dựng cũng nhận định rằng thị trường địa ốc năm 2018 và trong tương lai ngắn hạn sẽ không có biến động lớn, một số phân khúc sản phẩm có thể thay đổi về giá.

Tuy nhiên khác với Bộ trưởng Hà, ông Ninh cho rằng: “Đến nay, thị trường BĐS cơ bản đã ổn định trở lại nhờ các chính sách điều tiết của cơ quan quản lý. Đến tháng 10/2017, tồn kho BĐS còn khoảng 26.000 tỷ đồng, giảm 16% so với tháng 12/2016”.

bo truong bo xay dung thi truong bds hien con tiem an nhieu rui ro mot bo phan bi loi ich nhom chi phoi
Cục trưởng Nguyễn Trọng Ninh cho rằng, thị trường BĐS cơ bản đã ổn định trở lại nhờ các chính sách điều tiết của cơ quan quản lý. Ảnh: Hiếu Quân.

Cũng tại Diễn đàn, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS tóm lược tổng quan thị trường BĐS Việt Nam qua 4 giai đoạn chính. Cụ thể, từ năm 2003 – 2010, thị trường BĐS nước ta chính thức hình thành, bắt đầu từ việc ra đời Luật Đất đai 2003, Luật Nhà ở 2005 và Luật Kinh doanh BĐS 2006. Giai đoạn này thị trường phát triển nóng, giá nhà tăng cao, tuy nhiên đến năm 2008 thị trường trở nên trầm lắng do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới.

Vì vậy sang năm 2009 – 2010, nhà nước tham gia điều tiết thị trường, tín dụng đổ vào thị trường nhà ở rất lớn, nguồn cung BĐS tăng nhanh đột biến, tập trung vào phân khúc BĐS cao cấp. Người mua nhà chủ yếu là nhà đầu tư nhỏ lẻ đầu cơ, nhiều nhà đầu tư không có kinh nghiệm cũng tham gia vào thị trường khiến thị trường BĐS phát triển thiếu quy hoạch và bị trầm lắng trong thời gian tiếp theo.

Đến giai đoạn 2011 – 2013, ngân hàng siết nguồn đầu tư vào BĐS khiến giá BĐS giảm ở hầu hết các phân khúc (có dự án giá nhà giảm đến 50% so với thời kỳ sốt nóng 2009 – 2010), số giao dịch thành công cũng giảm mạnh. Sự trầm lắng của thị trường ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng, gia tăng nợ xấu, nhiều dự án bỏ hoang, ngành sản xuất vật liệu xây dựng đình trệ... Sau đó, các giải pháp của Bộ Xây dựng và gói tín dụng 30.000 tỷ đồng đã tạo điều kiện cho nhiều người thu nhập thấp mua được nhà, thúc đẩy thị trường BĐS phục hồi.

Từ năm 2013 – 2015, nhiều luật liên quan đến lĩnh vực đất đai được sửa đổi, bổ sung giúp thị trường từng bước phục hồi. Đến giai đoạn 2016 tới nay, thị trường BĐS tiếp tục tăng trưởng ổn định. Giao dịch thành công chủ yếu là tại các dự án chung cư trung và cao cấp; phân khúc BĐS du lịch, nghỉ dưỡng tại các tỉnh ven biển phát triển mạnh; tuy nhiên xảy ra tình trạng “sốt” đất nền tại một số khu vực vùng ven TP HCM...

bo truong bo xay dung thi truong bds hien con tiem an nhieu rui ro mot bo phan bi loi ich nhom chi phoi Chủ tịch VNREA: 'Đầu cơ là tín hiệu tích cực của thị trường bất động sản'

Theo quan điểm của Chủ tịch VNREA, bản chất của “đầu cơ” là một hoạt động đầu tư, hoạt động này càng diễn ra sôi ...

Hiếu Quân

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).