|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: 'Chính phủ tạo con đường, các doanh nghiệp cần tự bước đi trên đôi chân của mình'

10:14 | 05/12/2016
Chia sẻ
Đây sẽ là thời cơ và cơ hội lớn để các doanh nghiệp tư nhân tự khẳng định mình khi Quốc hội vừa thông qua kế hoạch tái cơ cấu quyết liệt đổi mới mô hình tăng trưởng, và có thể sẽ thông qua Luật hỗ trợ DNVVV để thông qua kỳ họp sau.

Sáng ngày 5/12/2016, Diễn đàn Doanh nghiệp thường niên năm 2016 đã được tổ chức với chủ đề "Nâng cao vai trò kinh tế tư nhân - Tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp trong nước và ngoài nước vì sẽ phát triển hài hòa của kinh tế Việt Nam".

Phát biểu khai mạc Diễn dàn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh dù đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ nhưng mỗi bước tiến bộ của chúng ta chưa thể so với những bước đi dài, nhanh của thế giới.

Bộ trường đề nghị Diễn đàn chỉ ra những rào cản trong phát triển doanh nghiệp tư nhân và từ đó tìm kiểm những giải pháp, xây dựng mô hình hợp tác hiệu quả không chỉ giữa chính phủ với doanh nghiệp mà còn giữa các doanh nghiệp với nhau, trong đó bao gồm hợp tác giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước.

Theo Bộ trưởng, doanh nghiệp Việt Nam đông đảo về số lượng với tỷ lệ các DNVVV chiếm 97%. Dù phong phú, đa dạng nhưng Việt Nam lại thiếu những doanh nghiệp lớn, đủ mạnh đủ tầm, đủ tiêu chuẩn để dẫn dẵn cuộc chơi trong nước hay tham gia cuộc chơi hội nhập.

“Liệu các doanh nghiệp Việt Nam có vượt qua được chính mình để vươn tới khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu hay không?”, Bộ trưởng đặt ra câu hỏi.

Bộ trường Nguyễn Chí Dũng cũng chỉ ra dù doanh nghiệp FDI tăng nhanh về số lượng nhưng hiện vẫn tồn tại khoảng cách, ranh giới và thiếu sự hợp tác giữa doanh nghiệp FDI và khu vực kinh tế tư nhân trong nước.

Vai trò của doanh nghiệp FDI đặc biệt được Bộ trưởng đề cập. Theo đó, doanh nghệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ là cầu nối giúp doanh nghiệp Việt Nam tới sân chơi quốc tế và là cánh cửa giúp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhưng cần phải làm gì để doanh nghiệp tư nhân để đạt tiêu chí có thể hợp tác với doanh nghiệp FDI.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, doanh nghiệp FDI cũng cần thay đổi cách tiếp cận theo hướng cởi mở hơn như chia sẻ hợp tác về thông tin, đào tạo, phương thức quản trị,… thậm chí có sự giúp đỡ để doanh nghiệp trong nước phát triển.

“Doanh nghiệp FDI có sự hẫu thuận từ các doanh nghiệp Việt Nam hơn là khép kín, trông đợi hẫu thuận từ bên ngoài”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

bo truong nguyen chi dung chinh phu tao con duong cac doanh nghiep can tu buoc di tren doi chan cua minh

Theo Bộ trưởng, bảo vệ môi trường là vấn đề FDI cần đặt lên hàng đầu khi đặt vấn đề đầu tư vào Việt Nam khi muốn có chỗ đứng lâu dài và ổn định. Bộ trưởng khẳng định đây là ưu tiên của Chính phủ trong chiến lược tăng trưởng xanh và bền vững cũng là yêu cầu đòi hỏi với mỗi doanh nghiệp trong đầu tư kinh doanh.

Môi trường kinh doanh của Việt Nam đã có cải thiện về thứ hạng nhưng chưa có bước đột phá và hiện vẫn đứng thứ 5 trong 10 nước của Asean. Nếu không đột phá, Việt Nam khó tiếp cận Asean + 3 hay 4, thậm chí còn có nguy cơ tụt lại phía sau.

Quan điểm của Chính phủ là hỗ trợ tạo con đường nhưng các doanh nghiệp cần tự trên đôi chân của mình, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau để bước nhanh tới đích.

Chính phủ mong muốn tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp phát triển. Chủ trương của Việt Nam là lấy nội lực làm yếu tố quyết định còn ngoại lực là yếu tố quan trọng, kết hợp hài hòa nguồn lực để phát triển nhanh và bền vững. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 số lượng doanh nghiệp hoạt động sẽ tăng lên con số 1 triệu.

Khuôn khổ pháp lý mới đã cho thấy hiệu quả nhưng khó khăn thách thức là không ít. Quốc hội vừa thông qua kế hoạch tái cơ cấu với giải pháp trọng tâm quyết liệt nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng. Quốc hội cũng đã cho ý kiến về Luật hỗ trợ DNVVV để xem xét thông qua kỳ họp sau.

Bộ trường cho rằng đây sẽ là thời cơ và cơ hội lớn để các doanh nghiệp tư nhân phát triển, tự khẳng định mình, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Khuôn khổ pháp lý mới đã cho thấy hiệu quả nhưng khó khăn thách thức là không ít. Quốc hội vừa thông qua kế hoạch tái cơ cấu với giải pháp trọng tâm quyết liệt nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng. Quốc hội cũng đã cho ý kiến về Luật hỗ trợ DNVVV để xem xét thông qua kỳ họp sau.

"Đây sẽ là thời cơ và cơ hội lớn để các doanh nghiệp tư nhân phát triển, tự khẳng định mình, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.", Bộ trưởng khẳng định.

Thanh Thủy