|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Bỏ thuế xe gần 2 năm, chợ xe Việt như thế nào?

07:55 | 28/10/2019
Chia sẻ
Sau gần 2 năm bỏ thuế nhập khẩu đối với các dòng xe nguyên chiếc từ các nước ASEAN, thị trường xe hơi Việt chứng kiến khá nhiều sự thay đổi từ các phân khúc xe hơi, đến giá các loại xe trên thị trường và thị hiếu tiêu dùng xe của người Việt.

Thị trường đa dạng, xe giá rẻ xuất hiện nhiều

Năm 2018, Việt Nam bãi bỏ thuế nhập xe từ ASEAN, lượng xe Thái và Indonesia về Việt Nam có cơ hội tăng mạnh. Tuy nhiên, do chính sách điều chỉnh, trong đó có Nghị định 116 và Thông tư 03 về sản xuất, kinh doanh xe hơi đã khiến cho các dòng xe nhập khẩu, lắp ráp ở Việt Nam tiêu thụ chậm trong 6 tháng đầu năm 2018.

Bỏ thuế xe gần 2 năm, chợ xe Việt như thế nào? - Ảnh 1.

Bỏ thuế gần 2 năm, thị trường Việt Nam có sức tiêu thụ tốt hơn

Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm 2018 và cả năm 2019, lượng xe Thái Lan, Indonesia tăng nhập về Việt Nam với số lượng rất lơn. 

Cụ thể, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, hết 9 tháng đầu năm nay, xe Thái Lan nhập vào Việt Nam đạt 62.300 chiếc, xe Indonesia là gần 32.000 chiếc, lượng xe nhập của hai nước này hiện chiếm khoảng 88% tổng lượng xe của các quốc gia nhập khẩu vào Việt Nam.

Lượng nhập xe Thái Lan đã tăng nhập về Việt Nam gần 33.000 chiếc so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó, lượng xe của Indonesia đã tăng khoảng 25.500 chiếc.

Cũng vì lượng nhập xe tăng mạnh, thị trường xe Việt Nam chứng kiến nhiều loại xe có giá rẻ hơn. Năm 2018 và 2019, thị trường xe tại Việt Nam có thêm nhiều chủng loại xe giá từ 400 đến 700 triệu đồng hơn so với trước đây, đơn cử như Wigo của Toyota, Brio của Honda hay Xpander của Mitsubishi… đều là các dòng xe giá rẻ nhập khẩu thêm cho thị trường.

Sự nổ rộ của xe nhập khiến thị trường thêm nhiều lựa chọn, nhiều cạnh hơn như trường hợp của xe hatchback, trước đây chỉ có hai thương hiệu xe là Kia Morning và Hyundai Grand i10, nhưng hiện nay có thêm Honda Brio và Toyota Wigo, VinFast Fadil dù các mẫu xe nhập, xe trong nước mới ra thị trường chưa thể thành đối thủ của các xe nhỏ lắp ráp trong nước, song bổ sung này khiến sự cạnh tranh mạnh hơn và mức giá sẽ trở nên hợp lý hơn.

Với sedan, thị trường xe Việt không có nhiều sự bổ sung từ xe nhập song với việc tăng sản lượng của nhiều mẫu xe lắp ráp trong nước như Kia Cerato, Mazda 3, Hyundai Accent… đã khiến phân khúc khách hàng của Toyota Vios hay Altis trở nên ngày càng thu hẹp hơn và bằng chứng là nhà sản xuất Toyota đã phải liên tiếp hạ giá bán các mẫu xe này để duy trì lợi thế cạnh tranh.

Dấu ấn đậm nét nhất của xe nhập hiện là phân khúc xe đa dụng SUV và MPV, các mẫu xe nhập như Honda CRV, Toyota Fortuner hay Mitsubishi Xpander đang có doanh số bán rất cao ở Việt Nam. Đây là các dòng xe có khả năng cạnh tranh sòng phẳng, thậm chí đi đầu trong phân khúc xe hơi về giá.

Sở hữu xe vẫn xa vời, đắt đỏ vì thuế phí

Hiện, xe Thái Lan, Indonesia là những dòng xe được thiết kế có thể lách thuế, phí tốt nhất thị trường hiện nay. Đơn cử nhất là dung tích xe, Toyota, Honda hay Mitsubishi đều đưa vào sử dụng thế hệ động cơ dung tích thấp dưới 2.5L, các dòng xe phổ biến hiện nay chỉ dung tích nén chỉ 1.5L đến 2.0L.

Với dung tích thấp, các dòng xe này sẽ bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ dưới 35%, mức thấp nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa thể làm cho giá xe tại Việt Nam giảm đi.

Cụ thể, theo báo giá của hải quan, các dòng xe nhập từ Indonesia và Thái Lan về Việt Nam chỉ từ 320 đến 440 triệu, tức dưới ngưỡng 500 triệu. Tuy nhiên, cộng thêm các thuế phí, đến tay người tiêu dùng, các dòng xe thấp nhất cũng vào khoảng 450 đến 600 thậm chí trên 800 triệu đồng hoặc 1 tỷ đồng/chiếc.

Hiện ở Việt Nam, các thương hiệu như Range Rover, Audi, Volkswagen, Rolls - Royce, Porsche mới đây là Subaru có riêng hệ thống nhập khẩu độc lập, không có lắp ráp xe tại Việt Nam. Tuy nhiên, các thương hiệu này không có nhiều ảnh hưởng đến thị trường xe trong nước do giá xe đang ở phân khúc cao và hầu hết là xe đắt tiền.

Trong khi đó, các dòng xe giá rẻ nhập khẩu đều nằm trong tay các liên doanh có kênh lắp ráp và nhập khẩu. Điều này khiến họ khó có động cơ để giảm giá xe nhập vì nếu giảm giá xe nhập khẩu sẽ khiến kênh bán xe lắp ráp trong nước bị ảnh hưởng.

Theo các chuyên gia, rõ ràng tác động bỏ thuế nhập khẩu đã có ảnh hưởng lớn đến sự đa dạng của thị trường xe, nhưng vẫn chưa thể làm giá xe giảm nhanh do kênh phân phối xe hơi hiện nay vẫn chủ yếu nằm trong tay các đại gia sản xuất, lắp ráp xe hơi trong nước.

Hiện ngoài bãi bỏ thuế nhập xe hơi nguyên chiếc từ các nước ASEAN, khi Hiệp định thương mại tự do song phương của Việt Nam với các nước châu ÂU (EU) được chính thức phê chuẩn, từ nay đến 10 năm nữa, Việt Nam sẽ bỏ hoàn toàn thuế nhập xe từ châu Âu. 

Trong tương lai không xa, các loại thuế nhập từ 70 - 75% đối với xe Đức, Pháp, Anh sẽ được loại bỏ, hy vọng thị trường xe Việt mới thực sự được mở cửa, giá xe mới thực sự rẻ đi cho người tiêu dùng.

An Linh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.