|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Bộ Công Thương xem xét cắt giảm hơn 50% điều kiện đầu tư kinh doanh

20:26 | 15/09/2017
Chia sẻ
Tổ công tác về cải cách hành chính cùng đại diện các vụ, cục đã trình Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh hai phương án cắt giảm điều kiện kinh doanh do Bộ quản lý.
bo cong thuong xem xet cat giam hon 50 dieu kien dau tu kinh doanh

Ảnh chỉ mang tính minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Chiều 15/9, tổ công tác về cải cách hành chính cùng đại diện các vụ, cục đã trình Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh bản báo cáo rà soát, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, đồng thời đề xuất kế hoạch hành đồng gồm lộ trình cắt giảm các thủ tục điều kiện kinh doanh cũng như phương án giám sát cụ thể.

Song song thực hiện hai phương án

Theo báo cáo của Tổ công tác, qua tổng hợp kết quả tự rà soát của các đơn vị, tính đến ngày 12/9, tổng số điều kiện kinh doanh trước rà soát là 1.216 và trên 27 ngành, nghề (chưa tính ngành, nghề sản xuất, nhập khẩu ôtô là ngành nghề thứ 28).

Tổ công tác đề xuất 2 phương án, trong đó phương án 1 đề xuất cắt giảm 464 điều kiện, tương đương với 38,15% tổng số các điều kiện kinh doanh. Trong đó riêng lĩnh vực kinh doanh thực phẩm đề xuất cắt giảm 180/350 điều kiện.

Phương án 2, mức cắt giảm lên đến 612 điều kiện kinh doanh, tương đương với mức cắt giảm 50,3% tổng số 17 ngành nghề. Trong đó riêng lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, số điều kiện đề xuất cắt giảm là 331 trên tổng số 350 điều kiện kinh doanh.

Cũng theo báo cáo của Tổ công tác, trong số 27 ngành nghề nằm trong diện rà soát thì có 10 ngành, nghề không có đề xuất cắt giảm, bao gồm: kinh doanh ngành nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ, dịch vụ nổ mìn, xuất khẩu gạo (lĩnh vực này đã được đề xuất đơn giản hóa theo hướng bỏ yêu cầu về quy mô trong từng điều kiện và thay vào đó áp dụng quy chuẩn); tạm nhập tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt; gia công quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài...

Trong 17 ngành, nghề kinh doanh còn lại đề xuất cắt giảm gồm: xăng dầu; khí; tiền chất thuốc nổ; hóa chất; rượu; thuốc lá; thực phẩm; điện; tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh; nhượng quyền thương mại; logistic; tiền chất công nghiệp; sở giao dịch hàng hóa; giám định thương mại; đa cấp; thương mại điện tử; vật liệu nổ công nghiệp (bao gồm cả hoạt động tiêu hủy).

Như vậy, sau khi cắt giảm, tổng số điều kiện còn lại là 752 nếu áp dụng theo phương án 1 và 604 điều kiện, nếu áp dụng phương án 2.

Cắt bỏ ngay những điều kiện không còn phù hợp

Trong đó, đối với riêng lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, vốn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương) đánh giá, nếu thực hiện theo phương án 1 thì chỉ cần căn cứ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về an toàn thực phẩm mà Chính phủ phân công 3 Bộ quy định chi tiết các điều kiện chung đang được quy định tại Luật An toàn thực phẩm 2010.

Còn nếu thực hiện theo phương án 2 tức là sẽ có sự thay đổi lớn về tư duy quản lý theo hướng chuyển từ tiền kiểm (quy định điều kiện - kiểm tra đáp ứng đủ điều kiện - chứng nhận đủ điều kiện) sang hậu kiểm (quy định tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn - kiểm tra việc thực hiện trong quá trình kinh doanh).

"Nếu thực hiện theo phương án này sẽ tốn nhiều thời gian, không kịp thời do việc ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn phải thực hiện theo quy trình của Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn. Ngoài ra, không thể xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn chung về an toàn thực phẩm cho các ngành sản xuất các thực phẩm khác nhau," đại diện Tổ công tác cho hay.

Trên cơ sở đánh giá tính khả thi cũng như điều kiện thực tế tại Việt Nam, các đơn vị thống nhất sẽ song song thực hiện cả hai phương án, trên cơ sở, cụ thể quy định nào có thể cắt giảm ngay, điều kiện nào không còn phù hợp và bị coi là rào cản thì cần cắt bỏ ngay. Cái nào đã là quy chuẩn và theo thông lệ, tiêu chuẩn quốc tế thì cần tiếp tục nghiên cứu rà soát để đề ra lộ trình cắt giảm cụ thể, đồng thời cần ban hành kế hoạch hành động và giám sát cụ thể đối với quá trình thực hiện.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đánh giá cao sự cố gắng của Tổ công tác đồng thời nhấn mạnh, việc rà soát các điều kiện kinh doanh không chỉ đáp ứng được tiến độ rà soát các điều kiện đề ra theo đúng quy định chỉ trong vòng một tuần mà còn có được bản báo cáo khá chi tiết và đề ra được phương án, lộ trình cắt giảm cụ thể.

Bộ trưởng cho rằng công việc trước mắt còn ngổn ngang, đề ra được danh mục cắt giảm rồi còn phải chuẩn bị được nguồn lực và cả nguồn ngân sách để đảm bảo việc giám sát, thực hiện có hiệu quả.Trước mắt, các đơn vị cần bắt tay vào đánh giá kết quả cũng như tác động của đợt đơn giản hóa thủ tục hành chính tại Quyết định số 4846 ban hành từ tháng 10/2016 đến đời sống doanh nghiệp cũng như người dân.

“Kết quả đánh giá này sẽ cho chúng ta thấy rằng những nỗ lực cắt giảm đã thực sự đúng, cần thiết và gỡ bỏ được rào cản, khó khăn cho doanh nghiệp hay chưa. Cái gì còn vướng, chưa khả thi cần khắc phục thì tiếp tục đề xuất giải pháp tháo gỡ để hướng tới mục tiêu tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, qua đó bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng,” Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sẽ là công việc trọng tâm đi suốt quá trình cải cách hành chính, hoàn thiện Bộ máy, thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và vì mục tiêu Chính phủ kiến tạo.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng thống nhất với ý kiến của Tổ công tác, theo đó vẫn còn khoảng 100 điều kiện khác cần tiếp tục được nghiên cứu, rà soát để cắt giảm bổ sung.

Người đứng đầu Bộ Công Thương cũng phân công nhiệm vụ cho từng đơn vị tiếp tục rà soát các điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực được giao, hạn chót ngày 21/9 tới, các đơn vị sẽ có báo cáo kết quả cụ thể trình Bộ trưởng Trần Tuấn Anh xem xét quyết định.

bo cong thuong xem xet cat giam hon 50 dieu kien dau tu kinh doanh Điều kiện kinh doanh - 'rừng đinh’ dưới bánh ô tô

Đại diện cộng đồng doanh nghiệp cho biết “nhìn thấy một rừng đinh nhọn sắc” từ các điều kiện kinh doanh vận tải ô tô, ...

bo cong thuong xem xet cat giam hon 50 dieu kien dau tu kinh doanh Đề xuất giảm 5% phí thẩm định điều kiện kinh doanh trong thẩm định kỹ thuật ATLĐ

Trong công văn lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư số 245/2016/TT-BTC, Bộ Tài chính đề xuất giảm 5% mức thu ...

bo cong thuong xem xet cat giam hon 50 dieu kien dau tu kinh doanh Còn 1.216 điều kiện kinh doanh cản trở phát triển do Bộ Công thương ban hành

Hiện toàn ngành công thương vẫn còn tồn tại khoảng 1.216 điều kiện kinh doanh làm cản trở việc huy động phát triển nguồn lực, ...


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Đức Duy

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.